LSO-Là một huyện vùng cao, biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, huyện Tràng Định có 22 xã và 1 thị trấn với 305 thôn, gồm 6 thành phần dân tộc sinh sống, trong đó 5 thành phần dân tộc thiểu số với tổng số dân tới trên 58 nghìn người. Trong những năm qua, thông qua các chương trình, chính sách như Chương trình 135, 134, 120... và những chương trình mục tiêu khác, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Tràng Định đã có nhiều đổi mới. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn ngày càng được hoàn thiện, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên một bước.Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Trạm y tế xã Thanh Long, Huyện Văn Lãng - Ảnh: Thanh SơnGiai đoạn 2006-2010, thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, huyện đã tập trung triển khai có hiệu quả 4 hợp phần của chương trình, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện...
LSO-Là một huyện vùng cao, biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, huyện Tràng Định có 22 xã và 1 thị trấn với 305 thôn, gồm 6 thành phần dân tộc sinh sống, trong đó 5 thành phần dân tộc thiểu số với tổng số dân tới trên 58 nghìn người.
Trong những năm qua, thông qua các chương trình, chính sách như Chương trình 135, 134, 120… và những chương trình mục tiêu khác, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Tràng Định đã có nhiều đổi mới. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn ngày càng được hoàn thiện, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên một bước.
|
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Trạm y tế xã Thanh Long, Huyện Văn Lãng – Ảnh: Thanh Sơn |
Giai đoạn 2006-2010, thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, huyện đã tập trung triển khai có hiệu quả 4 hợp phần của chương trình, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt vào hai hợp phần quan trọng là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất. Đến thời điểm này, 100% số xã được giao chủ đầu tư hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và toàn huyện đã triển khai thực hiện được 60 công trình thiết yếu tại 8 xã vùng đặc biệt khó khăn và 4 thôn đặc biệt khó khăn của 3 xã thuộc khu vực II, tổng vốn thực hiện trên 34 tỷ đồng. Trong đó có 35 công trình xây dựng đường giao thông đạt tổng chiều dài các tuyến là gần 44km, 13 công trình điện sinh hoạt, 3 công trình cầu và ngầm, san ủi mặt bằng 6 công trình, xây dựng sửa chữa 3 trạm y tế. Cũng trong giai đoạn này, huyện đã hoàn thành đưa vào sử dụng 51 công trình cơ sở hạ tầng. Đối với hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, toàn huyện đã có gần 4000 hộ được thụ hưởng với tổng vốn giải ngân đạt trên 6,5 tỷ đồng bao gồm; hỗ trợ khoảng 700 nghìn cây giống các loại, gần 800 máy nông nghiệp các loại, 1.123 con gà giống và trên 100 nghìn tấn phân bón cho bà con. Về các hợp phần khác như dự án đào tạo cán bộ cơ sở, công đồng và chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý được triển khai thực hiện đúng quy định và có hiệu quả.
Ngoài triển khai thực hiện Chương trình 135, huyện cũng triển khai thực hiện lồng ghép các chương trình khác như Chương trình 120, 134 tới đồng bào các dân tộc được thụ hưởng. Chương trình 134 thực hiện từ năm 2006 đến năm 2008, đã có 4 công trình nước sinh hoạt tập trung được xây dựng trên địa bàn huyện và có tới 1.446 hộ gia đình được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt phân tán với tổng kinh phí thực hiện trên 10 tỷ đồng. Đối với chương trình 120, huyện đã triển khai đầu tư 15 công trình cơ sở hạ tầng cho 4 xã biên giới gồm Đào Viên, Đội Cấn, Quốc Khánh, Tân Minh. Bên cạnh đó, các chương trình mục tiêu khác cũng được huyện triển khai thực hiện như chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc vay vốn phát triển sản xuất với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đã có 190 hộ được vay; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo sống ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2010 với tổng số 5.703 người nghèo thuộc 19 xã được thụ hưởng. Từ các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai trên địa bàn, số hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn của huyện đã giảm từ 63,33% năm 2006 xuống còn 43,02% năm 2010, 100% số xã đã có điện lưới tới trung tâm xã và số xã có đường giao thông nông thôn tới trung tâm xã đạt 80%.
Sau 5 năm triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc đã tác động sâu sắc tới bộ mặt nông thôn khu vực các xã đặc biệt khó khăn của huyện, đáp ứng cơ bản các yêu cầu về phát triển sản xuất, góp phần đưa khu vực này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển. Tuy vậy, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội vẫn chưa đạt được so với mục tiêu đề ra như chỉ tiêu về thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn vừa qua.
Công Quân
Ý kiến ()