LSO-Huyện Tràng Định được mệnh danh là vùng đất thạch. Từ trồng thạch đen đã mang lại cho người dân tư duy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng. Bước chuyển ấy đã làm thay đổi cơ bản đời sống của người dân. Không chỉ có thạch, người dân bắt đầu chuyển dịch đa canh, tạo thế đi lên để làm giàu. Nông dân Tràng Định sơ chế nông sảnĐã lâu không về Tràng Định nên cái gì với chúng tôi cũng mới lạ, vì thế anh Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện cứ phải kể, tả, bình về bức tranh kinh tế - xã hội của huyện trước bao câu hỏi của chúng tôi. Cũng nhờ vậy mà hình ảnh quay chậm về vùng đất “bảy suối” được bày ra trước mắt với những tín hiệu vui. Huyện Tràng Định với địa hình khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Điểm nhấn là cánh đồng Thất Khê đã có thời là vựa lúa của tỉnh. Suốt dọc đường 4 là những cánh rừng đang được đầu tư, cũng là thành lũy nơi biên ải che chở cho những người dân quanh năm...
LSO-Huyện Tràng Định được mệnh danh là vùng đất thạch. Từ trồng thạch đen đã mang lại cho người dân tư duy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng. Bước chuyển ấy đã làm thay đổi cơ bản đời sống của người dân. Không chỉ có thạch, người dân bắt đầu chuyển dịch đa canh, tạo thế đi lên để làm giàu.
Nông dân Tràng Định sơ chế nông sản
Đã lâu không về Tràng Định nên cái gì với chúng tôi cũng mới lạ, vì thế anh Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện cứ phải kể, tả, bình về bức tranh kinh tế – xã hội của huyện trước bao câu hỏi của chúng tôi. Cũng nhờ vậy mà hình ảnh quay chậm về vùng đất “bảy suối” được bày ra trước mắt với những tín hiệu vui. Huyện Tràng Định với địa hình khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Điểm nhấn là cánh đồng Thất Khê đã có thời là vựa lúa của tỉnh. Suốt dọc đường 4 là những cánh rừng đang được đầu tư, cũng là thành lũy nơi biên ải che chở cho những người dân quanh năm suốt tháng cần cù. Thế nhưng mới cách đây hơn chục năm, người dân Tràng Định vẫn độc canh cây lúa, dù cố gắng mấy cũng chỉ đảm bảo lương thực còn sản xuất hàng hóa hầu như chưa có gì. Xác định muốn làm giàu phải có bước đột phá, tận dụng thế mạnh địa phương và nhu cầu tiêu dùng của nước bạn, huyện đã mạnh dạn đưa cây thạch đen vào trồng. Cũng cách đây chục năm, thạch đen mới chỉ phát triển gần 100 ha thì vào năm 2005 đã phát triển lên gần 1.000 ha. Từ trồng thạch không ít hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Giờ đây, các xã như Chí Minh, Chi Lăng, Quốc Khánh, Tri Phương, Tân Minh, Trung Thành đều đã phủ kín thạch, cây thạch đã được trồng xuống cả chân ruộng một vụ. Thế độc canh cây lúa không còn. Để tăng cường sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, huyện đã tích cực chỉ đạo đa canh cây trồng hàng hóa. 3 năm trở lại đây nhân dân các xã giáp biên đã đưa cây mía vào canh tác. Dù kỹ thuật trồng, chăm sóc hạn chế nhưng đã phát triển được 70 ha, tăng mức thu nhập gấp đôi trồng lúa, một phần sản phẩm đã được xuất bán sang Trung Quốc, tạo điều kiện giao lưu kinh tế với nước bạn.
Phá thế độc canh cây lúa, huyện đã tập trung chỉ đạo tăng diện tích ngô, sắn, khoai. Tập trung vào giống mới, khai thác thế mạnh của cây trồng ngắn ngày, một số cánh đồng điểm ở vùng cánh đồng Đại Đồng, Tri Phương, Quốc Việt đã đạt cánh đồng 50 triệu, 70 triệu/ha. Kết hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, ổn định khai thác diện tích đất trồng theo hướng 2 lúa 2 màu. Vì vậy, sản lượng lương thực vụ xuân toàn huyện đã đạt trên 19 ngàn tấn, chia bình quân mỗi khẩu đạt 500 kg/năm. Rất nhiều diện tích khi đưa lúa lai vào sản xuất đã đạt năng suất 65 tạ/1ha. Theo anh Hoàng Văn Quân, từ lương thực đảm bảo kéo theo chăn nuôi hàng hóa, thương mại cũng nhờ đó mà phát triển, đấy là tiền đề cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Tràng Định. Cũng trong năm nay, huyện đã có đề án thí điểm trồng 10 ha cây dong riềng, đây là bước đi mạnh dạn của huyện trong quá trình thay thế các cây trồng khác khi không còn hiệu quả. Với cây dong riềng, loại cây được đánh giá là dễ tính sẽ là cơ hội cho người dân làm giàu.
Không dừng ở sản xuất nông nghiệp, huyện chỉ đạo nhân dân tập trung khai thác diện tích rừng sản xuất, hiện mỗi năm huyện phát triển mới thêm 1.500 ha rừng, nhiều diện tích rừng đã cho thu hoạch, không ít gia đình có thu nhập 100 triệu đồng từ nghề rừng. Để tạo điểm nhấn lâm nghiệp, huyện đã mở rộng diện tích trồng quế ra các xã, chỉ 9 tháng đầu năm 2012 đã trồng thêm được trên 226,41 ha. Tạo cơ chế linh hoạt trong cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp, huyện đã khuyến khích đầu tư sản xuất, khuyến khích khai thác các sản phẩm phụ của rừng. Cũng từ đó đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hài hòa là mục tiêu của huyện nên thế mạnh nông – lâm nghiệp được phát huy tối đa bằng việc đưa các cây trồng mới vào sản xuất. Đây cũng chính là tiền đề cho bước phát triển ổn định ở Tràng Định.
Về Tràng Định vào dịp tháng 10 giải phóng Thất Khê này, nhân dân các dân tộc như phấn khởi, tin tưởng hơn vào những gì mình đã làm được, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội cả năm. Với bước chuyển vững chắc, Tràng Định nhất định sẽ bứt phá đi lên xứng đáng là mảnh đất anh hùng nơi biên ải.
Đông Bắc
Ý kiến ()