LSO-Chuyển giao khoa học công nghệ là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu khoa học ứng dụng. Không đề tài, không viết, những cán bộ bảo vệ thực vật huyện Lộc Bình chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người dân bằng cầm tay chỉ việc. Mang tính ứng dụng cao vì thế kiến thức thấm vào đồng ruộng nhanh hơn.Cán bộ Trạm BVTV Lộc Bình hướng dẫn người dân về phòng trừ sâu bệnhLão nông Hoàn Văn Hán, thị trấn Na Dương hớt ha hớt hải dừng xe máy rồi lao vào phòng khách của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lộc Bình: “Gay quá các chú xem thế nào ruộng nhà tôi lúa vàng hết, càng phun càng vàng…”. Như đã đoán trước tình hình anh Hoàng Văn Khôn rót mấy chén nước rồi ôn tồn trò chuyện, chỉ trong chốc lát toàn bộ bức tranh ruộng lúa, sâu bệnh, thăm đồng, nước tưới… đã được anh Hán kể lại khá tỉ mỉ. Mấy anh cán bộ Trạm cùng à lên một tiếng rồi kết luận, rất có thể bác dùng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng cách, vì rầy mới xuất hiện như...
LSO-Chuyển giao khoa học công nghệ là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu khoa học ứng dụng. Không đề tài, không viết, những cán bộ bảo vệ thực vật huyện Lộc Bình chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người dân bằng cầm tay chỉ việc. Mang tính ứng dụng cao vì thế kiến thức thấm vào đồng ruộng nhanh hơn.
|
Cán bộ Trạm BVTV Lộc Bình hướng dẫn người dân về phòng trừ sâu bệnh |
Lão nông Hoàn Văn Hán, thị trấn Na Dương hớt ha hớt hải dừng xe máy rồi lao vào phòng khách của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lộc Bình: “Gay quá các chú xem thế nào ruộng nhà tôi lúa vàng hết, càng phun càng vàng…”. Như đã đoán trước tình hình anh Hoàng Văn Khôn rót mấy chén nước rồi ôn tồn trò chuyện, chỉ trong chốc lát toàn bộ bức tranh ruộng lúa, sâu bệnh, thăm đồng, nước tưới… đã được anh Hán kể lại khá tỉ mỉ. Mấy anh cán bộ Trạm cùng à lên một tiếng rồi kết luận, rất có thể bác dùng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng cách, vì rầy mới xuất hiện như thế chỉ cần phun Bassa là ổn. Nhưng để phun diệt được rầy phải làm đúng các bước, hay nói cách khác phải thực hiện đủ 4 đúng. Ngay khâu pha thuốc, nhiều người cứ tưởng nước trộn thuốc rồi khoắng lên, nhưng làm thế thuốc không tan hết, vón cục, thành ra nồng độ giảm. Cách pha đúng phải là cho thuốc vào bình cho chút nước đánh tan rồi mới bổ sung đúng lượng nước để thuốc hòa tan 100%. Phun đúng cách cũng phải tính thời điểm, phun tạt ngang thân hay phun đều, nhân dân cùng tổ chức phun trên diện rộng hiệu quả mới cao…Tất cả các kiến thức ấy được các cán bộ giải thích, làm thử, cầm tay hướng dẫn thế là một phần ứng dụng khoa học đã được triển khai đến tận người dân. Không riêng gì hướng dẫn phun thuốc, cách phát hiện sâu bệnh, thăm đồng, sử dụng đúng các loại thuốc, cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện còn thường xuyên phân tích các mẫu bệnh để tìm ra giải pháp chữa trị. Vào ngày chợ, Trạm Bảo vệ thực vật lúc nào cũng chật cứng người, họ tiện ra chợ mang quả dưa bị nấm, ngọn lúa bị sâu cuốn lá, có người cẩn thận hơn còn bắt những con sâu nhỏ li ti cho vào lọ Penicilin mang ra tận Trạm hỏi xem con sâu này thì trị thế nào. Thế là qua bà con tất cả tình hình sâu bệnh của toàn huyện, côn trùng mới phát sinh được cán bộ Trạm nắm khá rõ. Anh Hoàng Văn Thành, Trạm trưởng cho biết, rất may là Trạm được nhân dân quan tâm, nhiều nơi vào các cơ quan nhà nước dân ngại lắm, nhưng riêng Trạm Bảo vệ thực vật huyện, Khuyến nông huyện Lộc Bình gần như trở thành ngôi nhà chung cho tất cả nông dân. Theo anh Thành, cứ mỗi phiên chợ “trà nước” lại tăng đáng kể, kinh phí thì eo hẹp nhưng không vì thế mà không tiếp bà con. Có phiên chợ, nông dân đến chật cả Trạm, hỏi tình hình sâu bệnh, cách chữa trị, tư vấn sử dụng thuốc thế là một buổi chuyển giao khoa học công nghệ trực tiếp lại diễn ra. Với nông dân địa phương không có cách nào tốt hơn là cầm tay chỉ việc, nói người dân dùng thuốc thì phải cụ thể là thuốc nào, pha thế nào, phun thế nào, phun thời điểm nào, nếu không khi làm họ vẫn theo thói quen. Có lúc anh Thành, anh Khôn phải ghi luôn vào tờ lịch để người dân cứ thế làm theo. Có mặt tại Trạm Bảo vệ thực vật huyện bác Vi Thị Quế, xã Quan Bản tâm sự, bây giờ nhiều sâu bệnh, nhiều thuốc bán lắm, người dân không biết dùng loại nào nên cứ có sâu gì là cầm luôn con sâu đó lên Trạm bảo các chú ấy tư vấn. Vụ này khi ruộng nhà bị sâu cuốn lá nhỏ sau khi tư vấn bác mua thuốc về phun theo hướng dẫn đã đạt hiệu quả rất cao.
Tính trung bình mỗi tháng Lộc Bình có 6 phiên chợ, như vậy có 6 cuộc chuyển giao khoa học ứng dụng cho dân tại Trạm. Những việc đột xuất khi dân cần các cán bộ Trạm đã làm chuyển giao khoa học rất đời thường mà hiệu quả. Chuyển giao có khá nhiều cách nhưng chúng tôi gọi cách chuyển giao khoa học kỹ thuật ở Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lộc Bình là những cuộc chuyển giao khoa học “bằng tay”.
Nguyễn Nhật Anh
Ý kiến ()