Trách nhiệm xác minh, trả lời các vụ việc cử tri nêu lên và những khiếu nại, tố cáo đối với người ứng cử
Về bầu cử đại biểu QH, Luật Bầu cử đại biểu QH đã quy định trách nhiệm xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu lên đối với người ứng cử, trước khi lập danh sách những người ứng cử.Theo đó, đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.Đối với vụ việc ở khu dân cư, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phối hợp UBND xã, phường, thị trấn...
Theo đó, đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.
Đối với vụ việc ở khu dân cư, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phối hợp UBND xã, phường, thị trấn xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với người tự ứng cử, thì Ủy ban bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND cấp tỉnh phối hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chậm nhất là bốn mươi ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu lên đối với người ứng cử phải được tiến hành xong.
Kể từ ngày công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; khiếu nại, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử với Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND cấp tỉnh, Hội đồng bầu cử. Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND cấp tỉnh, Hội đồng bầu cử phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo thẩm quyền.
Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND cấp tỉnh, thì có quyền khiếu nại với Hội đồng bầu cử. Quyết định của Hội đồng bầu cử là quyết định cuối cùng.
Trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND cấp tỉnh, Ban bầu cử ngưng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
Không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo nặc danh. Hội đồng bầu cử chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa mới để giải quyết theo thẩm quyền.
Về bầu cử đại biểu HĐND, pháp luật quy định như sau:
Trước khi lập danh sách những người ứng cử đối với vụ việc ở nơi làm việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương.
Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh, trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xác minh, trả lời. Đối với vụ việc ở khu dân cư, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phối hợp Ủy ban MTTQ cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương. Đối với người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp nào thì Ủy ban bầu cử phối hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương. Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc cử tri nêu lên đối với người ứng cử phải được tiến hành xong.
Luật Bầu cử đại biểu HĐND cũng quy định, kể từ ngày công bố danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND thì công dân có quyền khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; khiếu nại, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử với Ban bầu cử ở cấp đó. Ban bầu cử phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo thẩm quyền.
Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử thì có quyền khiếu nại, kiến nghị với Ủy ban bầu cử. Quyết định của Ủy ban bầu cử là quyết định cuối cùng.
Trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử. Trong trường hợp những khiếu nại, tố cáo đã rõ ràng, có đủ cơ sở kết luận người ứng cử không đủ tiêu chuẩn đại biểu HĐND thì Ủy ban bầu cử các cấp quyết định xóa tên người đó trong danh sách những người ứng cử trước ngày bầu cử và thông báo cho cử tri biết. Không xem xét, giải quyết đối với những đơn khiếu nại, tố cáo nặc danh.
Ủy ban bầu cử chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết và những khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết nhưng đương sự vẫn không đồng ý đến thường trực HĐND cùng cấp khóa mới để giải quyết theo thẩm quyền.
Theo Nhandan
Ý kiến ()