Trả lương đúng cho người lao động là đầu tư cho phát triển
Đó là phát biểu của Vụ phó Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ LĐ-TB& XH) Hoàng Minh Hào tại buổi họp báo thông tin về Nghị định 31/2012/NĐ-CPquy định mức lương tối thiểu chung và Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp tổ chức chiều 20/4, tại Hà Nội.Đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động theo trượt giá Ngày 12/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2012/NĐ-CPquy định mức lương tối thiểu chung, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2012.Theo đó, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1-5-2012 là 1.050.000 đồng/tháng (tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương hiện đang áp dụng). Nghị định nêu rõ, mức lương tối thiểu chung nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã...
Đó là phát biểu của Vụ phó Vụ Lao động – Tiền lương (Bộ LĐ-TB& XH) Hoàng Minh Hào tại buổi họp báo thông tin về Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung và Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật do Bộ LĐ-TB&XH , Bộ Tài chính và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp tổ chức chiều 20/4, tại Hà Nội.
Đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động theo trượt giá
Ngày 12/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2012.
Theo đó, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1-5-2012 là 1.050.000 đồng/tháng (tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương hiện đang áp dụng).
Nghị định nêu rõ, mức lương tối thiểu chung nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu chung quy định trên được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định.
Mức lương này cũng dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1-5-2012 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
Theo ông Hoàng Minh Hào, Vụ phó Vụ Lao động – Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH),việc ban hành Nghị định này nhằm thể chế quan điểm của Đảng với mục tiêu thống nhất được tiền lương tối thiểu cũng như cải thiện, đảm bảo đời sống cho người lao động.
Ông Hào cũng cho biết về Đề án tiền lương tối thiểu trong Đề án Cải cách tiền lương 2012-2020, mục tiêu của Bộ từ năm 2012-2020 là ổn định, đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động theo trượt giá, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên, ông Hào cũng cho biết điều này còn phải phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cũng như khả năng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết: Bộ đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn ban hành chi trả mức lương tối thiểu, dự kiến sẽ ban hành trong tháng 4 này.
Quy định rõ các tiêu chí để xác định người khuyết tật
Ngày 10/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2012.
Theo đại diện Bộ LĐ-TB&XH, Nghị định có một số điểm mới cơ bản trong đó đã quy định cụ thể hóa về dạng tật với 6 dạng tật và mức độ khuyết tật với 3 mức độ khác nhau: gồm người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ cũng như cách xác định mức độ khuyết tật. Đây là cơ sở để thực hiện các chính sách cho người khuyết tật.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định các chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, sẽ được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; được vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội và ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định pháp luật…
Người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội; được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()