Trả lãi suất cho thị trường, VND sẽ tăng giá
Không điều chỉnh tỷ giá từ nay đến Tết Âm lịch và thả nổi lãi suất là thông điệp được Chính phủ phát đi ngày 4-11-2010. Điểm nhấn của thông điệp là sự rõ ràng về thời hạn, sự dứt khoát và lần đầu tiên kể từ nhiều tháng qua một giải pháp có tính tháo gỡ mạnh mẽ những tồn tại được áp dụng: trả lãi suất cho thị trường.Lần đầu tiên kể từ nhiều tháng qua một giải pháp có tính tháo gỡ mạnh mẽ những tồn tại được áp dụng: trả lãi suất cho thị trường.Không dọn đường cho dòng vốn “nóng”, mà... Không điều chỉnh tỷ giá để kiểm soát lạm phát là một quyết định đúng trong thời điểm hiện tại. Nếu tỷ giá được điều chỉnh thêm 3-5% theo hướng tiền đồng mất giá so với đô la Mỹ, lạm phát sẽ tăng thêm 0,6-1% ngay trong tháng 11 này. Dữ liệu tiền đồng mất giá 1% sẽ khiến chỉ số CPI tăng 0,2% là tính toán của chính Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước đây. Tuy nhiên việc giữ nguyên tỷ giá trong bối cảnh đồng đô la Mỹ đang rơi tự do...
Không điều chỉnh tỷ giá từ nay đến Tết Âm lịch và thả nổi lãi suất là thông điệp được Chính phủ phát đi ngày 4-11-2010. Điểm nhấn của thông điệp là sự rõ ràng về thời hạn, sự dứt khoát và lần đầu tiên kể từ nhiều tháng qua một giải pháp có tính tháo gỡ mạnh mẽ những tồn tại được áp dụng: trả lãi suất cho thị trường.
|
Lần đầu tiên kể từ nhiều tháng qua một giải pháp có tính tháo gỡ mạnh mẽ những tồn tại được áp dụng: trả lãi suất cho thị trường. |
Không dọn đường cho dòng vốn “nóng”, mà…
Không điều chỉnh tỷ giá để kiểm soát lạm phát là một quyết định đúng trong thời điểm hiện tại. Nếu tỷ giá được điều chỉnh thêm 3-5% theo hướng tiền đồng mất giá so với đô la Mỹ, lạm phát sẽ tăng thêm 0,6-1% ngay trong tháng 11 này. Dữ liệu tiền đồng mất giá 1% sẽ khiến chỉ số CPI tăng 0,2% là tính toán của chính Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước đây.
Tuy nhiên việc giữ nguyên tỷ giá trong bối cảnh đồng đô la Mỹ đang rơi tự do trên thế giới so với các đồng tiền khác cũng đồng nghĩa chấp nhận sự lên giá của tiền đồng. Liệu Việt Nam có đang dọn đường cho dòng vốn “nóng” chảy vào? Một quan chức của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trao đổi với TBKTSG: “Dòng tiền “nóng” không vào, trong cái rủi có cái may, nó không gây bong bóng tài sản buộc chúng ta phải xử lý. Giữ ổn định tỷ giá là để ổn định vĩ mô và tạo sự luân chuyển bình thường, thu hút vốn đầu tư lâu dài”.
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, việc giữ nguyên tỷ giá không thể không tạo sự chú ý của dòng tiền “nóng” bên ngoài. Những tháng qua tiền “nóng” không vào là bởi giới đầu tư nước ngoài nghĩ rằng tỷ giá chính thức sẽ còn thay đổi. Nay rào cản tỷ giá được tháo bỏ, thì việc họ vào chỉ còn là vấn đề thời gian.
Sự thay đổi của mục tiêu
Từ trước đến nay, NHNN có hai nhiệm vụ: ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát. Nhiều tháng qua, nhiệm vụ kiểm soát lạm phát được ưu tiên số một và bây giờ với thông điệp của Chính phủ, ổn định giá trị đồng tiền đã nhảy một bậc từ số hai lên số một. Đây là bước nhảy hợp lý vì thả nổi lãi suất cũng chính là con đường gần nhất để tăng giá trị cho đồng nội tệ, qua đó kiềm chế lạm phát.
Thả nổi lãi suất không phải là điều mới mẻ. NHNN đã áp dụng lãi suất thả nổi từ năm 2002. Song, gần đây thả nổi lãi suất vừa được phép thực hiện lại vừa bị cấm thông qua những đồng thuận về lãi suất trong khuôn khổ Hiệp hội Ngân hàng. Xét cho cùng những đồng thuận đó đã làm chi phí vốn của cả ngân hàng và doanh nghiệp tăng cao, làm méo mó thị trường vốn. Hơn nữa, thực tế cho thấy cho dù đồng thuận, lãi suất cũng không giảm được bao nhiêu. Lãi suất tiền gửi chính thức của các ngân hàng thương mại giảm được 0,2%/năm, thì các hình thức khuyến mãi lại gia tăng dồn dập. Lãi suất thực tế không thể giảm, nhưng chúng ta đã cố gắng ép nó phải xuống. Một số ngân hàng quốc doanh công bố lãi suất cho vay 12%/năm, nhưng thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp được vay với lãi suất đó (lãi suất thuần không cộng thêm phí)?
Không ít người lo lắng việc thả nổi sẽ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao. Sự lo lắng đó có cơ sở. Nhưng ít nhất, mặt bằng lãi suất tới đây sẽ là lãi suất thật, không phải lãi suất báo cáo. Thực tế các doanh nghiệp vẫn đang vay với lãi suất 15-16%/năm, nay lãi suất báo cáo có “nhảy” từ 12% lên 16%/năm thì cũng chỉ là thực tế đó thôi, song là thực tế với đúng nghĩa của nó.
Mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng không dại gì đẩy lãi suất tiền gửi lên quá cao, để rồi nâng lãi suất cho vay lên theo bởi như thế họ sẽ mất khách hàng. Sẽ không có doanh nghiệp làm ăn chân chính nào chịu đựng được lãi suất quá cao. Ngoài ra, đẩy lãi suất lên cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng tự hại chính mình. Vì thế các ngân hàng sẽ phải tính toán mức của lãi suất vừa phải để họ có lãi và doanh nghiệp cũng vay được.
Điều đáng quan tâm là lãi suất mà NHNN “bơm” tiền ra qua kênh thị trường mở phải được điều chỉnh. Lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn có thể phải ở mức 10%/năm, ngang với lãi suất liên ngân hàng. Mức cản 10%/năm sẽ giúp giải quyết sự đầu cơ, ăn trên lưng vốn của NHNN vì với mức lãi suất này, các tổ chức tín dụng sẽ không còn mặn mà giao dịch thị trường mở để lấy tiền quay vòng mua trái phiếu chính phủ. Tất nhiên, để phát hành được trái phiếu, có khả năng Bộ Tài chính phải nâng lãi suất trái phiếu lên theo mặt bằng lãi suất chung và một khi trái phiếu không bán được (vì người mua đòi lãi suất cao hơn) thì đầu tư công phải giảm đi. Đó cũng là một khía cạnh của kiểm soát lạm phát.
Theo VietNamNet
Ý kiến ()