TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước cùng đẩy mạnh chương trình bình ổn thị trường
Trước tình hình thị trường giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao và diễn biến phức tạp, ngày 23/6, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp giữa các sở, ngành và doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu của Thành phố để cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.Các doanh nghiệp cần phải chủ động nguồn hàngTP Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu và khá thành công trong việc triển khai chương trình bình ổn thị trường hàng hóa từ nhiều năm nay đặc biệt là các mặt hàng thiết đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân. Tuy nhiên, chương trình bình ổn năm nay vấp phải nhiều khó khăn hơn. Ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng ban vật giá (Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh) cho biết, tính trong vòng hơn hai tháng triển khai chương trình của năm nay, đã có những mặt hàng mà nguyên liệu đầu vào tăng từ 30 – 50%, gây áp lực cho các sở, ngành trong việc theo dõi và thẩm định giá bán trên thị trường và đảm bảo nguồn hàng...
Trước tình hình thị trường giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao và diễn biến phức tạp, ngày 23/6, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp giữa các sở, ngành và doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu của Thành phố để cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Các doanh nghiệp cần phải chủ động nguồn hàng
TP Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu và khá thành công trong việc triển khai chương trình bình ổn thị trường hàng hóa từ nhiều năm nay đặc biệt là các mặt hàng thiết đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân. Tuy nhiên, chương trình bình ổn năm nay vấp phải nhiều khó khăn hơn. Ông Nguyễn Quốc Chiến, Trưởng ban vật giá (Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh) cho biết, tính trong vòng hơn hai tháng triển khai chương trình của năm nay, đã có những mặt hàng mà nguyên liệu đầu vào tăng từ 30 – 50%, gây áp lực cho các sở, ngành trong việc theo dõi và thẩm định giá bán trên thị trường và đảm bảo nguồn hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các vấn đề về dịch bệnh, thời tiết cũng như các thương lái gom hàng chuyển ra phía Bắc, xuất sang Trung Quốc đã góp phần làm giảm sút nguồn nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp.
Người tiêu dùng mua hàng bình ổn của Công ty Vissan (Ảnh Cao Thăng) |
Đặc biệt, thấy rõ nhất là các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm và trứng có giá tăng cao trên thị trường trong thời gian qua. Nguyên nhân là do nguồn con giống đang thiếu, nguyên liệu đầu vào (thuốc, thức ăn…) tăng nên khiến cho các chủ trại gặp khó khăn trong việc đầu tư chăn nuôi dẫn tới nguồn cung cho thị trường bị ảnh hưởng.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết trong thời gian qua dịch bệnh kéo dài, việc hồi phục đàn gia súc sớm để có lượng hàng cung ứng cho thị trường rất khó. Đặc biệt là trứng gia cầm – mặt hàng không dự trữ được nên khi biến động thì không xoay xở kịp… Vì vậy, các doanh nghiệp cần có kế hoạch phát triển, nắm bắt diễn biến của thị trường.
Để phục vụ cho chiến lược kinh doanh lâu dài, các doanh nghiệp bình ổn nên có kế hoạch tập trung vào sản xuất, tạo hệ thống cung cấp vệ tinh, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn hàng thu mua bên ngoài… Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đề nghị các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt sát diễn biến của thị trường để tạo nguồn hàng bình ổn dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Đồng thời, chú trọng phát triển các điểm bán hàng bình ổn, tích cực đưa hàng phục vụ người dân vùng ven ngoại thành, vùng xa của Thành phố.
Thành phố cần có dự báo, báo cáo diễn biến thị trường cụ thể
Bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op kiến nghị, các sở, ngành Thành phố cần khảo sát, theo dõi thị trường và đưa ra các báo cáo dự báo thị trường, diễn biến giá cả, mức tiêu thụ những mặt hàng thiết yếu. Đây chính là cơ sở để từ đó doanh nghiệp có phương án dự trữ nguồn hàng khi thị trường đột biến cũng như có một chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm triển khai chương trình bình ổn mà Thành phố phát động có hiệu quả cao hơn.
Cùng quan điểm trên, đại diện của công ty Vissan cũng cho biết, mặc dù doanh nghiệp cũng đã xây dựng cho mình dự báo thị trường, khảo sát nguồn nguyên liệu đầu vào tại các vùng, miền, tuy nhiên không thể đưa ra những số liệu chính xác mang tính chuyên môn như các sở, ngành. Do đó, các sở, ngành cần có sự phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất, nhằm thực hiện chương trình bình ổn đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
|
Ở TP Hồ Chí Minh, hàng bình ổn thị trường về tới khu công nghiệp phục vụ cho công nhân (Ảnh SGGP) |
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, chủ trương của UBND Thành phố đã khẳng định không để doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn bị lỗ và có cơ chế điều chỉnh giá linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp, chủ động đề nghị thay đổi giá bán khi thị trường có diễn biến phức tạp hay đột biến về giá.
Theo bà Lê Ngọc Đào, trước tình hình một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng giá đột biến các doanh nghiệp cần khắc phục khó khăn để đồng hành cùng Thành phố bình ổn thị trường. Song song đó, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các báo cáo hàng tháng về sở và liên kết chặt chẽ với các sở, ngành để có những giải pháp kịp thời trước diễn biến tăng, giảm giá đột biến của thị trường.
Đại diện Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh cũng cho biết sẽ sớm họp bàn với doanh nghiệp để có điều chỉnh giá phù hợp.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()