TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ hàng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng dịp Tết
Nhằm đảm bảo lượng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014, Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai kế hoạch. Theo dự báo, tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp chuẩn bị cho sản xuất, dự trữ cho 2 tháng trước và sau Tết Giáp Ngọ 2014 là 7.581,7 tỷ đồng.
Nhằm đảm bảo lượng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Giáp Ngọ 2014, Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai kế hoạch. Theo dự báo, tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp chuẩn bị cho sản xuất, dự trữ cho 2 tháng trước và sau Tết Giáp Ngọ 2014 là 7.581,7 tỷ đồng.
Hàng hóa dồi dào, phong phú
Theo bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh, hàng hóa năm nay sẽ rất dồi dào, phong phú, với giá bán sẽ tương đối ổn định.
Ngay từ tháng 8/2013, lãnh đạo UBND TP.Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Sở Công Thương và các sở, ngành xây dựng kế hoạch sản xuất, chuẩn bị nguồn hàng hóa với mục tiêu cung ứng nguồn hàng dồi dào, phong phú, đảm bảo an toàn thực phẩm với giá cả ổn định, hợp lý đối với 9 nhóm mặt hàng trong chương trình bình ổn thị trường, gồm: Thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, rau củ quả, thực phẩm chế biến, gạo, đường, dầu ăn và thủy, hải sản.
|
Các mặt hàng phục vụ nhu cầu Tết được dự báo khá phong phú, |
Theo tính toán của các đơn vị, lượng hàng trong chương trình bình ổn sẽ tăng bình quân 69,4% so với kết quả thực hiện Tết Quý Tỵ 2013. Nhiều mặt hàng được chuẩn bị với số lượng lớn, khả năng chi phối từ 30% – 60% nhu cầu thị trường như dầu ăn (61,5%), đường (75,4%), thịt gia cầm (66%), trứng gia cầm (47,8%), thực phẩm chế biến (64,7%), thịt gia súc (32,2%),… Như vậy, khả năng cung ứng hàng hóa trong dịp Tết năm nay của các doanh nghiệp ước tính sẽ tăng bình quân 114% so với kế hoạch Thành phố giao.
Bên cạnh các mặt hàng thiết yếu trên, Sở Công Thương cũng khuyến khích các doanh nghiệp phân phối lên kế hoạch tăng cường dự trữ các mặt hàng thiết yếu khác vào dịp Tết như: Rượu, bia, nước giải khát, bánh, mứt… nhằm đảm bảo hàng hóa cung ứng ra thị trường dồi dào, tránh tình trạng bị tiểu thương đẩy giá vào những ngày cao điểm.
Cùng với việc chuẩn bị đủ nguồn hàng, Sở Công Thương Thành phố cũng đã làm việc với các các doanh nghiệp, nhà phân phối trên địa bàn có các chương trình đưa hàng tới phục vụ bà con ở các khu vực dân cư, vùng sâu vùng xa, khu công nghiệp, khu chế xuất đặc biệ t tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
Kiểm soát chặt chẽ giá cả
Căn cứ vào khả năng cung – cầu thị trường, nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho thị trường tết tại TP.Hồ Chí Minh ước tính khoảng 30% – 40% thị phần là hàng do các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cung cấp, hàng từ các chợ đầu mối chiếm 40% – 50% và nguồn hàng của các công ty, doanh nghiệp chiếm 10% – 20% thị phần.
Sở Công Thương Thành phố cho biết, tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp chuẩn bị cho sản xuất, dự trữ cho 2 tháng trước và sau Tết Giáp Ngọ 2014 là 7.581,7 tỷ đồng, tăng 2.184,5 tỷ đồng so với tết 2013. Trong đó, tổng giá trị hàng hóa bình ổn thị trường là 4.901 tỷ đồng, tăng 1.879 tỷ đồng so với Tết Quý Tỵ 2013.
|
Giá cả phải được niêm yết đầy đủ (Ảnh: VL) |
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nhằm đảm bảo việc phân phối, lưu thông hàng hoá đạt chất lượng, Sở Công Thương sẽ phối hợp với các sở, ngành của Thành phố và các quận huyện tăng tần suất kiểm tra, giám sát tại các siêu thị, trung tâm thương mại về việc niêm yết giá, chất lượng, bao bì mẫu mã và an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng gian, hàng giả. Trong trường hợp phát hiện vi phạm sẽ lập biên bản, xử phạt nghiêm đối với hành vi vi phạm, đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tiêu dùng.
UBND Thành phố cũng chỉ đạo, trong trường hợp nơi nào để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá thì người đứng đầu của địa bàn đó chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố.
Được biết, Sở Công Thương cũng đang yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký cụ thể chương trình khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng thiết yếu vào những ngày cận tết để thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, hỗ trợ người dân Thành phố có thể mua sắm phục vụ Tết. Ở một mặt hàng có sức mua tăng cao vào dịp giáp Tết như trứng gia cầm, thịt gia súc, thịt gia cầm, Sở cũng yêu cầu các hệ thống phân phối, các chợ truyền thống rà soát loại khả năng cung – cầu, có đăng ký số lượng cụ thể với các doanh nghiệp cung ứng trong chương trình.
Năm 2013 và tết Nguyên đán 2014 là năm đầu tiên TP.Hồ Chí Minh không thực hiện việc ứng vốn ngân sách cho doanh nghiệp trong chương trình bình ổn vay với lãi suất 0% để chuẩn bị hàng hoá, tuy nhiên các doanh nghiệp đã rất chủ động trong việc huy động mọi nguồn lực để đầu tư, phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng cung ứng cho Thành phố. |
Theo Dangcongsan.vn
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()