Tổng kết dự án Cạnh tranh nông nghiệp
Chiều 22/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết dự án Cạnh tranh nông nghiệp. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.
Dự án Cạnh tranh nông nghiệpđược tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, Cơ quan phát triển quốc tế Canada; thời gian thực hiện từ năm 2009 đến 2014 với tổng số vốn 75 triệu USD. Địa điểm thực hiện dự án tại 8 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc.
Mục tiêu chung của dự án nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông dân thông qua việc liên kết sản xuất với khối doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, dự án tiếp tục được mở rộng tại các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang và Long An nhằm thực hiện mô hình thí điểm phát triển canh tác lúa gạo bền vững.
Nội dung của dự án gồm 4 hợp phần: Tăng cường công nghệ nông nghiệp; hỗ trợ liên minh sản xuất; cơ sở hạ tầng thiết yếu và quản lý dự án. Qua quá trình thực hiện, dự án đã thực hiện được 154 chủ đề nghiên cứu; chuyển giao, thành lập 105 liên minh sản xuất và thực hiện thành công 98 liên minh; nâng cấp 186 công trình hạ tầng thiết yếu quy mô nhỏ phục vụ sản xuất tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên; xây dựng 21 mô hình thí điểm canh tác lúa bền vững tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, d ự án đã góp phần hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp theo định hướng thị trường, đóng góp vào sức cạnh tranh và k hả năng đa dạng hóa trong sản xuất. Ngoài ra, dự án cũng góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường thông qua việc áp dụng các quy trình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, sử dụng các công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên nước, tăng độ phì nhiêu cho đất, kiểm soát dư lượng hóa chất…Đồng thời góp phần tăng thu nhập cho những hộ nông dân, các đối tượng là phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số tham gia dự án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Đặng Minh Cường – Giám đốc dự án cho rằng: các chủ đề lựa chọn trong dự án chủ yếu vẫn tập trung vào cải tiến biện pháp kỹ thuật, chưa chú trọng đến các công nghệ chế biến, bảo quản và công nghệ sau thu hoạch. Các doanh nghiệp lớn trong tỉnh tham gia dự án vẫn chưa nhiệt tình khi tham gia dự án; một số liên minh sản xuất bị thất bại chủ yếu do bị mất thị trường hoặc do mối quan hệ giữa doanh nghiệp và tổ chức nông dân chưa chặt chẽ. Tổ chức nông dân trong một số liên minh vẫn chưa có lãnh đạo mạnh và chưa có cơ chế kinh doanh để duy trì hoạt động sau dự án,…
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, theo ông Đỗ Minh Cường, dự án mong được sự tiếp tục tài trợ của Ngân hàng Thế giới, song song với đó tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động của dự án. Các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác sử dụng, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình phụ trợ để ổn định công trình và sử dụng hiệu quả. Chính phủ và UBND các tỉnh ban hành văn bản pháp lý và xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ về hình thành và phát triển bền vững liên minh sản xuất.
Tại hội nghị, đại diện UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Nghệ An, Lâm Đồng, Kiên Giang, Bình Thuận,…đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ nông dân sản xuất nhỏ và phát triển canh tác lúa gạo bền vững. Trong đó, các đại biểu cho rằng cần bố trí triển khai nhân rộng mô hình, b ổ sung thêm ngân sách cho khuyến nông để thực hiện chương trình chuyển giao công nghệ mới tại địa phương. Bên cạnh đó, cần h ình thành các liên minh sản xuất giữa tổ chức của nông dân và doanh nghiệp nhằm cùng tham gia sản xuất , đáp ứng nhu cầu thị trường ; nâng cấp các cơ sở hạ tầng thiết yếu như thủy lợi, giao thông phụ c vụ cho các xã tham gia dự án…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()