LSO-Theo đánh giá chung, sau 5 năm (2006-2010) thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình và chính sách giảm nghèo, tỷ lệ nghèo của cả nước tính theo chuẩn nghèo năm 2005 đã giảm từ 20% năm 2006 xuống còn khoảng 9,45% năm 2010. Nhìn chung, bộ mặt nông thôn, nhất là vùng nông thôn miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc… đã có nhiều thay đổi tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.Tập huấn cán bộ thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo cấp tỉnhTừ hiệu quả giảm nghèo đến thực trạng điều tra, rà sát hộ nghèoTại Lạng Sơn, hiệu quả giảm nghèo được thể hiện bằng kết quả rất thiết thực. Nếu năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh vẫn còn tương đối cao thì đến năm 2009 giảm xuống còn 17,85%, tương đương với 29.558 hộ nghèo, 8.613 hộ cận nghèo. Kết quả này thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn trên chặng đường đổi mới. Sở dĩ chúng ta có...
LSO-Theo đánh giá chung, sau 5 năm (2006-2010) thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, các chương trình và chính sách giảm nghèo, tỷ lệ nghèo của cả nước tính theo chuẩn nghèo năm 2005 đã giảm từ 20% năm 2006 xuống còn khoảng 9,45% năm 2010. Nhìn chung, bộ mặt nông thôn, nhất là vùng nông thôn miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc… đã có nhiều thay đổi tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
|
Tập huấn cán bộ thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo cấp tỉnh |
Từ hiệu quả giảm nghèo đến thực trạng điều tra, rà sát hộ nghèo
Tại Lạng Sơn, hiệu quả giảm nghèo được thể hiện bằng kết quả rất thiết thực. Nếu năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh vẫn còn tương đối cao thì đến năm 2009 giảm xuống còn 17,85%, tương đương với 29.558 hộ nghèo, 8.613 hộ cận nghèo. Kết quả này thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn trên chặng đường đổi mới. Sở dĩ chúng ta có những số liệu về giảm nghèo này là nhờ công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm trên cơ sở thực hiện việc tính chuẩn nghèo theo quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/7/2005. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, trong công tác tổ chức điều tra, rà soát và quản lý hộ nghèo ở một số địa phương, cơ sở chưa thật chặt chẽ nên vẫn còn để sót không ít hộ nghèo và có những hộ không thuộc diện hộ nghèo lại có tên trong danh sách của thôn, xã…Vì vậy đã phần nào làm hạn chế hiệu quả thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo của Nhà nước nói chung, của tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
Triển khai đồng bộ tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo
Hiện nay, thời gian dành cho công tác tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo không còn nhiều, do đó để đảm bảo tiến độ, đồng chí Vy Văn Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo (BCĐ) tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đều phải vào cuộc với tinh thần cao nhất, nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương. Theo chỉ đạo của đồng chí Trưởng ban, Sở LĐTB&XH khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn cấp huyện, xã thành lập BCĐ, tổ chức tập huấn điều tra cho các cán bộ cấp huyện, cung cấp đầy đủ, kịp thời hệ thống mẫu biểu điều tra cho cơ sở; tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý hộ nghèo, cận nghèo theo hướng dẫn của Bộ LĐTB&XH. Đối với Cục Thống kê tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở LĐTB&XH trong quá trình chỉ đạo và hướng dẫn triển khai điều tra tại cơ sở và tổng hợp số liệu báo cáo kết quả điều tra đảm bảo thời gian quy định. Đối với các Sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh có liên quan cần nhanh chóng ban hành văn bản chỉ đạo đến các huyện, thành phố, quán triệt ngành dọc phối hợp triển khai thực hiện và thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình trong quá trình triển khai cuộc điều tra tại cơ sở. Đối với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo khẩn trương thành lập BCĐ cấp huyện, cấp xã; xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức tập huấn điều tra cho các cán bộ cấp xã, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/10/2010. Đồng thời chỉ đạo cơ sở thực hiện nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác, công khai, minh bạch, dân chủ, có sự tham gia của các cấp, các ngành và của người dân từ thôn, bản trở lên; chống bệnh thành tích, quan liêu, không phản ánh đúng thực trạng nghèo của địa phương, cơ sở. Kết quả điều tra phải được niêm yết công khai 15 ngày tại UBND xã.Tính đến thời điểm này, BCĐ cấp tỉnh đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo cấp tỉnh và cấp huyện. Trên cơ sở đó, các cán bộ cấp huyện sẽ là những báo cáo viên hội nghị tập huấn của cấp huyện.
|
Cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp huyện Bình Gia hướng dẫn khách hàng thủ tục Bảo an tín dụng – Ảnh: Đông Bắc |
Đòn bẩy thực hiện các chính sách an sinh xã hội
Có thể nói rằng, việc rà soát, xác định chính xác, đầy đủ hộ nghèo, tỷ lệ nghèo ở từng địa phương, cơ sở là căn cứ quan trọng để Nhà nước nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng có giải pháp, chính sách giảm nghèo và phát triển kinh tế – xã hội cho từng năm và trong từng giai đoạn. Thông qua đó nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt kết quả có được từ cuộc tổng điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo sẽ trở thành đòn bẩy, là căn cứ để tỉnh ta xây dựng kế hoạch và thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với những người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người nghèo… Với ý nghĩa đó, tin tưởng và hy vọng rằng, cuộc tổng điều tra hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh giai đoạn 2011-2015 sẽ hoàn thành đúng mục tiêu, tiến độ đề ra.
Thanh Huyền
Ý kiến ()