Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ tôn vinh nhà văn, nhà viết kịch, nhà hoạt động cách mạng lão thành Học Phi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng nhà văn Học Phi. ( Ảnh: TRÍ DŨNG (TTXVN) )Tối 26-9, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và ba năm Ngày Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh nhà văn, nhà viết kịch, nhà hoạt động cách mạng lão thành Học Phi nhân dịp ông tròn 100 tuổi.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự, tặng hoa, chúc mừng nhà văn, nhà viết kịch Học Phi. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi lẵng hoa chúc mừng. Dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và nhiều địa phương cùng đông đảo các văn nghệ sĩ đồng nghiệp, đồng chí, thân nhân gia đình nhà văn Học Phi và khán giả Thủ đô.Nhà viết kịch Học Phi tên thật là Chu Văn Tập, sinh năm 1913 trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng nhà văn Học Phi. ( Ảnh: TRÍ DŨNG (TTXVN) ) |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự, tặng hoa, chúc mừng nhà văn, nhà viết kịch Học Phi. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi lẵng hoa chúc mừng. Dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và nhiều địa phương cùng đông đảo các văn nghệ sĩ đồng nghiệp, đồng chí, thân nhân gia đình nhà văn Học Phi và khán giả Thủ đô.
Nhà viết kịch Học Phi tên thật là Chu Văn Tập, sinh năm 1913 trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi, được kết nạp Đảng năm 1932, bắt đầu viết văn từ năm 1936, sáng tác kịch bản sân khấu từ năm 1963 và đã đạt được nhiều thành tựu lớn đóng góp cho nền văn học nghệ thuật cách mạng. Ông vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật đợt I, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng khác. Trong diễn văn tại lễ tôn vinh, NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã nêu bật quá trình hoạt động cách mạng cũng như sự nghiệp sáng tác văn học – nghệ thuật của nhà viết kịch Học Phi. Ông là tác giả của 30 vở kịch, 20 tập tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký và kịch bản sân khấu điện ảnh cùng rất nhiều bài báo tâm huyết mà nhân vật trung tâm là người đảng viên cộng sản. Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: Trải qua một thế kỷ sống, hoạt động và sáng tạo, nhà văn Học Phi là một tấm gương sáng mẫu mực về lòng yêu nước, ý chí cách mạng và sức sáng tạo bền bỉ trong sự nghiệp cách mạng, là cây đại thụ và niềm tự hào của giới văn học nghệ thuật nước nhà.
Sau các nghi thức tôn vinh, Ban Tổ chức đã công diễn vở chèo Ni cô Đàm Vân của tác giả Học Phi do tập thể nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam thể hiện. Cùng với các vở diễn: Cà sa giết giặc, Chị Hòa, Một đảng viên, Cô hàng rau…, vở diễn Ni cô Đàm Vân sau gần 40 năm sáng tác vẫn được coi là chuẩn mực của sân khấu chèo về đề tài hiện đại. Được viết từ năm 1976, vở diễn là một trong số những tác phẩm đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh của nhà viết kịch Học Phi, từng gây tiếng vang lớn cho nhiều đơn vị nghệ thuật đã từng dàn dựng trước đó như: Nhà hát Chèo Thái Bình, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Chèo Nam Định… Với cách tiếp cận mới mẻ, Ni cô Đàm Vân do Nhà hát Chèo Việt Nam thể hiện dựa trên kịch bản chuyển thể của TS Trần Đình Ngôn đã khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cộng sản không những kiên cường, bất khuất trong hoạt động cách mạng, mà còn có những rung cảm sâu sắc trong đời sống tình cảm, nội tâm. Nhà viết kịch Học Phi cho biết, kịch bản này được ông sáng tác ở tuổi 64, khi đã ở độ tuổi từng trải và nhận thức cách mạng sâu sắc, nên từng tình tiết đều là nguyên mẫu bước ra từ quá trình hoạt động cách mạng của tác giả. Được biết, sau khi ra mắt tại Hà Nội, vở Ni cô Đàm Vân sẽ tiếp tục được công diễn tại Hưng Yên – quê hương nhà viết kịch Học Phi và một số tỉnh, thành phố khác.
Bước sang tuổi 100, khi đã kinh qua các vị trí như: Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Hưng Yên, Đổng lý văn phòng Bộ Thông tin tuyên truyền, Tổng Thư ký Văn hóa kháng chiến Liên khu III, Giám đốc Đoàn Kịch nói T.Ư, Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam…, đến nay, nhà viết kịch Học Phi hằng ngày vẫn tiếp tục sáng tác những tác phẩm về Đảng, về cách mạng với tâm niệm: viết là sợi dây kết nối người nghệ sĩ với cuộc đời.
Theo Nhandan
Ý kiến ()