Toàn dân chung tay xây dựng, hoàn thiện đạo luật gốc
Ngày 2/1/2013, một sự kiện chính trị pháp lý quan trọng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đó là ngày Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã công bố toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để tổ chức lấy ý kiến nhân dân.Cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả vềkinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ảnh: Hạnh NguyênHiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Hiến pháp còn được gọi là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một quốc gia. Qua các thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững...
Ngày 2/1/2013, một sự kiện chính trị pháp lý quan trọng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đó là ngày Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã công bố toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Ảnh: Hạnh Nguyên
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Hiến pháp còn được gọi là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một quốc gia. Qua các thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.
Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị – pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
Để việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân bảo đảm chất lượng, hiệu quả, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 , bắt đầu ngày 02/01/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013.
Và, để việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trở thành một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, thì vai trò của các cơ quan báo chí cần khẩn trương tích cực vào cuộc tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là một đòi hỏi khách quan và cũng là yêu cầu bắt buộc. Đây là dịp để báo chí khẳng định rõ vai trò, chức năng “là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” theo quy định của Luật Báo chí. Trong Chỉ thị số 22, Bộ Chính trị cũng đã đặt ra yêu cầu cụ thể đối với cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân các cấp, đồng thời giao trách nhiệm cho Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp; mở chuyên trang, chuyên mục về dự thảo sửa đổi Hiến pháp và phản ảnh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân.
Với việc chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra sát sao của các cơ quan Trung ương, với tinh thần trách nhiệm cao nhất của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân các cấp, với việc phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng của các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có đầy đủ niềm tin về đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ thu được kết quả thiết thực, mang đậm dấu ấn của giai đoạn phát triển mới, nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()