Tọa đàm về nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam tại Anh
Tại TP Ca-ven-tơ-ri (Anh) đã diễn ra buổi tọa đàm về chất độc da cam/đi-ô-xin ở Việt Nam để giúp người dân thành phố này hiểu rõ thêm tác hại của hóa chất này và kêu gọi mọi người ủng hộ các nạn nhân ở Việt Nam. Đại diện Ủy ban Hòa bình TP Ca-ven-tơ-ri; Hội viện trợ khoa học và Thiết bị y tế cho Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia (MSAVLC), ông Len A-đít, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt, Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, Giáo sư Phùng Tửu Bôi, đại diện cho Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam và một số tổ chức cùng nhiều bạn bè Anh tại TP Ca-ven-tơ-ri đã tham dự.Giáo sư Phùng Tửu Bôi đã thông báo vắn tắt tình hình nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin tại Việt Nam. Bà M. Sáp, Chủ tịch danh dự MSAVLC, người đã có nhiều đóng góp giúp đỡ Việt Nam trong nhiều năm qua, nêu rõ chủ đề của buổi tọa đàm năm nay về thảm họa chất độc da cam nhằm giúp cho người dân Ca-ven-tơ-ri hiểu rõ thêm về ảnh hưởng của chất độc này ở Việt Nam...
Giáo sư Phùng Tửu Bôi đã thông báo vắn tắt tình hình nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin tại Việt Nam. Bà M. Sáp, Chủ tịch danh dự MSAVLC, người đã có nhiều đóng góp giúp đỡ Việt Nam trong nhiều năm qua, nêu rõ chủ đề của buổi tọa đàm năm nay về thảm họa chất độc da cam nhằm giúp cho người dân Ca-ven-tơ-ri hiểu rõ thêm về ảnh hưởng của chất độc này ở Việt Nam vì mọi người mới chỉ biết đến hậu quả của bom mìn, nhưng còn nhiều người chưa hiểu về chất độc da cam và di chứng của nó ảnh hưởng nặng nề đến các thế hệ người dân Việt Nam như thế nào. Bà hy vọng cuộc hội thảo sẽ giúp thêm nhiều người hiểu rõ hơn về hậu quả mà người dân Việt Nam đang phải chịu đựng và người dân Ca-ven-tơ-ri có thể gây được nhiều quỹ để giúp đỡ các nạn nhân. Đại diện Hội Hữu nghị Anh-Việt, ông Len A-đít, người có đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giành công lý của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam, đã trả lời những câu hỏi của người dân TP Ca-ven-tơ-ri về cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam và những hậu quả mà người dân Việt Nam đang phải gánh chịu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()