Tại buổi toạ đàm, Đoàn đã được các cơ quan thi hành luật pháp trên địa bàn huyện như: Công an, Viện kiểm sát, Toà án nhân dân báo cáo về tình hình tội phạm và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 trong công tác khởi tố, điều tra và xét xử tội phạm. Cho đến nay, sau hơn 10 năm Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thi hành pháp luật trên địa bàn huyện trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là tạo sự thống nhất cao trong việc xác định tội danh cũng như việc áp dụng các mức hình phạt được chính xác, phù hợp, tương ứng với tính chất, mức độ nghiêm trọng do hành vi phạm tội gây ra. Hiện nay, tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện nói chung có nhiều diễn biến phức tạp, biểu hiện ở các nhóm tội phạm trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh quốc gia, trật tư an toàn xã hội như trộm cắp, buôn lậu và buôn bán các chất ma tuý, tiền giả, buôn bán phụ nữ trẻ em, tội phạm công nghệ cao.... Trước thực trạng đó, Bộ Luật hình sự năm 1999 của nước ta đến thời điểm này dù đã sửa đổi bổ sung, tuy nhiên có rất nhiều quy định cần thiết phải điều chỉnh để phù hợp với loại hình tội phạm mới trong tình hình hiện nay. Qua quá trình thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự, các cơ quan thi hành pháp luật trên địa bàn huyện Cao Lộc đã có một số đề xuất, kiến nghị cần làm rõ như: một số tội danh chưa quy định cụ thể, các loại chế tài hình phạt cần bổ sung; các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần chính xác, dễ hiểu; khoảng cách khung hình phạt tối thiểu và khung hình phạt tối đa cần phải rút ngắn không để quá dài như hiện nay; nên xây dựng một điều luật quy định áp dụng cho một tội danh cụ thể, không nên quy định một điều luật áp dụng cho nhiều hành vi. Sau khi nghe các ý kiến kiến nghị, và một số quan điểm về một số vấn đề trong Bộ Luật hình sự năm 1999, Đoàn khảo sát của Viện khoa học pháp lý đã ghi nhận các ý kiến kiến nghị để tiếp tục khảo sát, nghiên cứu và trình Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 phù hợp với tình hình hiện nay.
LSO-Chiều 30/10/2012, Đoàn khảo sát của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đã phối hợp với UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức toạ đàm về “Thực trạng thi hành Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 trên địa bàn thành phố Lạng Sơn”. Tiến sỹ Nguyễn Văn Hiển, Phó viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp chủ trì buổi tọa đàm. Dự tọa đàm có lãnh đạo UBND thành phố, các cơ quan: Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Đoàn luật sư, MTTQ và một số phòng, ban của thành phố.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi về thực tiễn hoạt động, điều tra, truy tố, xét xử và bào chữa các tội phạm liên quan đến người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Đồng thời, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành BLHS như: việc áp dụng các hình phạt và các biện pháp tư pháp; những tội danh, nhóm tội danh còn có sự nhầm lẫn, chưa thống nhất trong thực hiện; công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của BLHS liên quan đến người chưa thành niên phạm tội…
Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng thời, ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị để đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung BLHS cho phù hợp với thực tiễn. * Ngày 30/10/2012, Đoàn khảo sát của Viện khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp đã có buổi toạ đàm với huyện Cao Lộc về “ Thực trạng thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 trên địa bàn huyện”.
Tại buổi toạ đàm, Đoàn đã được các cơ quan thi hành luật pháp trên địa bàn huyện như: Công an, Viện kiểm sát, Toà án nhân dân báo cáo về tình hình tội phạm và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 trong công tác khởi tố, điều tra và xét xử tội phạm. Cho đến nay, sau hơn 10 năm Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thi hành pháp luật trên địa bàn huyện trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là tạo sự thống nhất cao trong việc xác định tội danh cũng như việc áp dụng các mức hình phạt được chính xác, phù hợp, tương ứng với tính chất, mức độ nghiêm trọng do hành vi phạm tội gây ra. Hiện nay, tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện nói chung có nhiều diễn biến phức tạp, biểu hiện ở các nhóm tội phạm trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh quốc gia, trật tư an toàn xã hội như trộm cắp, buôn lậu và buôn bán các chất ma tuý, tiền giả, buôn bán phụ nữ trẻ em, tội phạm công nghệ cao…. Trước thực trạng đó, Bộ Luật hình sự năm 1999 của nước ta đến thời điểm này dù đã sửa đổi bổ sung, tuy nhiên có rất nhiều quy định cần thiết phải điều chỉnh để phù hợp với loại hình tội phạm mới trong tình hình hiện nay. Qua quá trình thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự, các cơ quan thi hành pháp luật trên địa bàn huyện Cao Lộc đã có một số đề xuất, kiến nghị cần làm rõ như: một số tội danh chưa quy định cụ thể, các loại chế tài hình phạt cần bổ sung; các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần chính xác, dễ hiểu; khoảng cách khung hình phạt tối thiểu và khung hình phạt tối đa cần phải rút ngắn không để quá dài như hiện nay; nên xây dựng một điều luật quy định áp dụng cho một tội danh cụ thể, không nên quy định một điều luật áp dụng cho nhiều hành vi. Sau khi nghe các ý kiến kiến nghị, và một số quan điểm về một số vấn đề trong Bộ Luật hình sự năm 1999, Đoàn khảo sát của Viện khoa học pháp lý đã ghi nhận các ý kiến kiến nghị để tiếp tục khảo sát, nghiên cứu và trình Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 phù hợp với tình hình hiện nay.
Minh Thảo - Mai Trang
Ý kiến ()