Tòa án tối cao Bolivia điều tra hai cựu Tổng thống
Ngày 11/9, Quốc hội Bolivia đã cho phép Tòa án Tối cao nước này tiến hành điều tra và xét xử hai cựu tổng thống hữu khuynh là Gonzalo Sánchez de Lozada (1993-1997, 2002-2003) và Jorge Quiroga (2001-2002) cùng ba cựu bộ trưởng của hai ông này, do các cáo buộc về sai phạm khi ký các hợp đồng tư hữu hóa ngành dầu khí với các tập đoàn nước ngoài thời kỳ 1996-2002.Cựu Tổng thống Bolivia, Gonzalo Sánchez de Lozada. (Nguồn: vivirlatino.com)Tổng thống đương nhiệm Evo Morales, người từng tiến hành tái quốc hữu hóa ngành dầu khí trụ cột kinh tế năm 2006, là người đưa ra đề xuất trên và khẳng định hai người tiền nhiệm của mình đã hủy hoại nền kinh tế đất nước. Theo cáo buộc chính thức, hai cựu nguyên thủ Bolivia đã vi phạm Hiến pháp khi thông qua 53 hợp đồng dầu khí trong thời kỳ trên mà không tham khảo ý kiến Quốc hội.Ngoài cáo trạng này, cựu Tổng thống Gonzalo Sánchez de Lozada còn phải đối mặt với vụ xét xử khác về cáo buộc thảm sát và đàn áp trong sự kiện phong trào quần chúng phản...
Ngày 11/9, Quốc hội Bolivia đã cho phép Tòa án Tối cao nước này tiến hành điều tra và xét xử hai cựu tổng thống hữu khuynh là Gonzalo Sánchez de Lozada (1993-1997, 2002-2003) và Jorge Quiroga (2001-2002) cùng ba cựu bộ trưởng của hai ông này, do các cáo buộc về sai phạm khi ký các hợp đồng tư hữu hóa ngành dầu khí với các tập đoàn nước ngoài thời kỳ 1996-2002.
Cựu Tổng thống Bolivia, Gonzalo Sánchez de Lozada. (Nguồn: vivirlatino.com) |
Tổng thống đương nhiệm Evo Morales, người từng tiến hành tái quốc hữu hóa ngành dầu khí trụ cột kinh tế năm 2006, là người đưa ra đề xuất trên và khẳng định hai người tiền nhiệm của mình đã hủy hoại nền kinh tế đất nước.
Theo cáo buộc chính thức, hai cựu nguyên thủ Bolivia đã vi phạm Hiến pháp khi thông qua 53 hợp đồng dầu khí trong thời kỳ trên mà không tham khảo ý kiến Quốc hội.
Ngoài cáo trạng này, cựu Tổng thống Gonzalo Sánchez de Lozada còn phải đối mặt với vụ xét xử khác về cáo buộc thảm sát và đàn áp trong sự kiện phong trào quần chúng phản đối hồi tháng 10/2003 buộc ông phải từ chức và sống lưu vong tại Mỹ.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()