Tổ chức tốt việc sản xuất gạo xuất khẩu chất lượng cao
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), những năm trước lượng gạo thơm xuất khẩu không đáng kể, từ năm 2011, việc xuất khẩu gạo thơm mới thật sự khởi sắc khi cả nước xuất khẩu hơn 400 nghìn tấn gạo thơm, cao nhất từ trước đến nay, với giá bán khoảng 700 USD/tấn, và năm nay dự kiến xuất khẩu khoảng 500 nghìn tấn gạo thơm. Đến nay, sau năm tháng cả nước đã xuất khẩu hơn 221 nghìn tấn gạo thơm, tăng 83,4% so cùng kỳ năm trước.Điều đáng mừng là số lượng gạo thơm xuất khẩu tăng nhanh trong từng tháng. Nếu như trong tháng đầu năm, cả nước chỉ xuất được khoảng 18 nghìn tấn gạo thơm thì đến tháng 5-2012 đã đạt hơn 82 nghìn tấn gạo. Giá gạo thơm Việt Nam lại có tính cạnh tranh cao nhờ chất lượng tốt, giá cả vừa phải. Hiện, giá gạo thơm đặc sản của Việt Nam đang ở mức từ 780 đến 800 USD/tấn, còn gạo thơm thường từ 650 đến 700 USD/tấn, cho nên nhiều khách hàng đã chuyển qua mua gạo từ Việt Nam. Trong đó Hồng Công (Trung Quốc), Trung Quốc và...
Điều đáng mừng là số lượng gạo thơm xuất khẩu tăng nhanh trong từng tháng. Nếu như trong tháng đầu năm, cả nước chỉ xuất được khoảng 18 nghìn tấn gạo thơm thì đến tháng 5-2012 đã đạt hơn 82 nghìn tấn gạo. Giá gạo thơm Việt Nam lại có tính cạnh tranh cao nhờ chất lượng tốt, giá cả vừa phải. Hiện, giá gạo thơm đặc sản của Việt Nam đang ở mức từ 780 đến 800 USD/tấn, còn gạo thơm thường từ 650 đến 700 USD/tấn, cho nên nhiều khách hàng đã chuyển qua mua gạo từ Việt Nam. Trong đó Hồng Công (Trung Quốc), Trung Quốc và Ô-xtrây-li-a là những bạn hàng chính và khả năng mở rộng thị trường ở những nơi này còn rất lớn. Cũng nhờ tăng lượng gạo thơm xuất khẩu đã góp phần đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm tháng đầu năm nay đạt 2,546 triệu tấn, với giá trị 1,165 tỷ USD.
Dự báo sản lượng lúa vụ hè thu năm 2012 của cả nước sẽ đạt hơn 8,6 triệu tấn và khoảng 2,5 triệu tấn gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu. Vụ thu đông năm 2012, dự kiến xuống giống hơn 680 nghìn ha, sản lượng lúa cũng đạt khoảng 3,3 triệu tấn. Như vậy, từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 11,9 triệu tấn lúa, quy ra 3,5 triệu tấn gạo hàng hóa xuất khẩu. Nhưng trong đó, gạo thơm và gạo cấp cao chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ chưa đến 10%. Hiện, nhiều doanh nghiệp không còn gạo thơm để xuất khẩu. Một số doanh nghiệp không dám ký hợp đồng trước. Thậm chí có gạo thơm trong tay mới dám ký và ký với số lượng nhỏ vì sợ gom không đủ hàng bị vỡ hợp đồng.
Xuất khẩu gạo thơm đang có tín hiệu khả quan, tuy nhiên chúng ta sẽ gặp khó nếu không có định hướng sản xuất, xuất khẩu hợp lý. Mặc dù theo dự báo từ nay đến cuối năm, các loại gạo trung bình, cấp cao và gạo thơm của Việt Nam vẫn có thị trường tiêu thụ, vì chất lượng bảo đảm, giá bán lại nằm ở mức giá trung bình có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác. Để giữ thị trường, nhất là góp phần làm phong phú thêm chủng loại sản phẩm gạo xuất khẩu, tăng giá trị xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như dự báo thị trường xuất khẩu để hướng dẫn các địa phương phát triển sản xuất các giống lúa phù hợp, nhất là dòng lúa thơm, lúa cao sản. Trước mắt, có thể ngay trong vụ thu đông năm 2012, các địa phương, nhất là tại hai vựa lúa lớn khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cần làm tốt công tác liên kết “bốn nhà” để sản xuất các giống lúa sao cho vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước, vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()