Tổ chức lễ cưới văn hóa, văn minh, tiết kiệm
Hôn nhân là việc trọng đại của một đời người và của họ hàng, dòng tộc. Do đó, đám cưới có thể tổ chức theo hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Nhưng để tổ chức lễ cưới văn hóa, văn minh và tiết kiệm, đòi hỏi sự quan tâm không của riêng các bạn trẻ, mà của các ngành chức năng, đoàn thể và chính quyền cơ sở. Một số ý kiến đóng góp chung quanh vấn đề này.Bạn đọc Tuấn Minh (Hải Phòng): Sau hơn mười năm thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, tiết kiệm, tại Hải Phòng các thủ tục, nghi thức truyền thống như các lễ dạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới đã được tổ chức gọn nhẹ và thuận tiện, không bày cỗ linh đình, phần lớn tiệc cưới được tổ chức trong ngày, trong phạm vi gia đình, bạn bè thân thích. Nhiều nơi đã cụ thể hóa các quy định về việc cưới trong quy ước, hương ước của mình. Nhất là tại các thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, có những đám cưới chỉ nhận Giấy đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường; hay nhiều đám cưới...
Bạn đọc Tuấn Minh (Hải Phòng): Sau hơn mười năm thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, tiết kiệm, tại Hải Phòng các thủ tục, nghi thức truyền thống như các lễ dạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới đã được tổ chức gọn nhẹ và thuận tiện, không bày cỗ linh đình, phần lớn tiệc cưới được tổ chức trong ngày, trong phạm vi gia đình, bạn bè thân thích. Nhiều nơi đã cụ thể hóa các quy định về việc cưới trong quy ước, hương ước của mình. Nhất là tại các thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, có những đám cưới chỉ nhận Giấy đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường; hay nhiều đám cưới chỉ làm tiệc ngọt, diễn ra trong không khí đầm ấm, trang trọng và tiết kiệm.
Bạn đọc Hoàng Hoa (Bắc Giang): Vẫn biết việc cưới là việc riêng của mỗi gia đình và các bạn trẻ, nhưng ứng xử việc riêng như thế nào cho tốt trong mối quan hệ với cộng đồng, phát huy được các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống, lối sống tiết kiệm, giản dị của người Việt Nam là điều cần được hướng đến. Để cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” thật sự đi vào cuộc sống, ngành chức năng và chính quyền, đoàn thể các địa phương, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân tự giác thực hiện việc tổ chức đám cưới lành mạnh, tiết kiệm, tránh xu hướng “thương mại hóa” đám cưới. Cần xây dựng thiết chế văn hóa, có phòng cưới theo nếp sống mới tại nhà văn hóa thôn, xã, phường, thị trấn… để tổ chức lễ thành hôn trang trọng, tiết kiệm. Cán bộ, đảng viên cần đi đầu, gương mẫu trong cuộc vận động này.
Bạn đọc Nguyễn Hải (TP Hồ Chí Minh): Thực tế, đã có không ít cán bộ, đảng viên và gia đình nêu gương tốt, tổ chức tiệc cưới theo tinh thần “trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm”, mời khách trong phạm vi gia đình, đại diện cơ quan, đơn vị và một ít bạn bè thân thiết, thực hiện việc báo hỷ sau tiệc cưới. Một số đoàn thể như Đoàn Thanh niên, công đoàn các khu công nghiệp còn đứng ra tổ chức lễ cưới cho nhiều cặp cùng lúc, để lại ấn tượng tốt. Tuy nhiên, việc tổ chức tiệc cưới ở nhiều nơi vẫn còn rình rang, tốn nhiều thời gian và lãng phí. Xu hướng mời đông khách chưa có dấu hiệu giảm. Mỗi một tiệc cưới như ở TP Hồ Chí Minh cũng diễn ra vài giờ đồng hồ. Đã xuất hiện “công nghệ tiệc cưới” vui, lịch sự, ấn tượng, nhưng cũng còn rườm rà, tốn kém.
Bạn đọc Xuân Hòa (Hà Nội): Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 3-10-2012 của Thành ủy Hà Nội về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới được đông đảo người dân hoan nghênh và đồng tình ủng hộ. Song theo ý kiến chúng tôi, để việc cưới văn hóa, văn minh, tiết kiệm trở thành một nét đẹp văn hóa, thanh lịch của người Hà Nội, bên cạnh tuyên truyền, vận động các đoàn thể, tổ chức, cơ quan, cần quan tâm hơn nữa đến vai trò của các dòng họ. Cần có sự phối hợp đồng bộ, gắn thực hiện xây dựng nếp sống văn minh với các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới là hết sức cần thiết, góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở mỗi khu dân cư, phù hợp xu hướng tiết kiệm hiện nay.
Theo Nhandan
Ý kiến ()