Binh sĩ Mỹ tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Ảnh EPA Một vụ bê bối liên quan đến các cách hành xử thô bạo giữa các binh sĩ với nhau trong quân đội Mỹ đang làm chấn động dư luận và thu hút sự chú ý của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, luật sư và các nhà báo nước này. Vụ vi phạm nhân quyền lại xảy ra trong lực lượng phải có kỷ luật cao, đối mặt sự sống chết.Sự việc là, một binh sĩ Mỹ có tên là Đen-ni Chan, 19 tuổi, có bố mẹ là người Mỹ và gốc Trung Quốc, sinh ra ở Mỹ, đã tự tử vì bị đồng đội bạo hành khi phục vụ trong lực lượng quân Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan. Chuyện "ma cũ bắt nạt ma mới" là vấn nạn thường xảy ra, nhưng Đen-ni Chan đã bị sỉ nhục vì nguồn gốc dân tộc của mình mà dẫn tới kết cục bi thảm.Trong thời gian đóng quân và thực thi nhiệm vụ căng thẳng ở Áp-ga-ni-xtan, Đen-ni Chan thường xuyên bị trung sĩ A-đam Hôn-côm và đồng đội xúc phạm thô bỉ, như viết biệt danh xúc phạm trên ảnh của người...
Binh sĩ Mỹ tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Ảnh EPA |
Một vụ bê bối liên quan đến các cách hành xử thô bạo giữa các binh sĩ với nhau trong quân đội Mỹ đang làm chấn động dư luận và thu hút sự chú ý của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, luật sư và các nhà báo nước này. Vụ vi phạm nhân quyền lại xảy ra trong lực lượng phải có kỷ luật cao, đối mặt sự sống chết.
Sự việc là, một binh sĩ Mỹ có tên là Đen-ni Chan, 19 tuổi, có bố mẹ là người Mỹ và gốc Trung Quốc, sinh ra ở Mỹ, đã tự tử vì bị đồng đội bạo hành khi phục vụ trong lực lượng quân Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan. Chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới” là vấn nạn thường xảy ra, nhưng Đen-ni Chan đã bị sỉ nhục vì nguồn gốc dân tộc của mình mà dẫn tới kết cục bi thảm.
Trong thời gian đóng quân và thực thi nhiệm vụ căng thẳng ở Áp-ga-ni-xtan, Đen-ni Chan thường xuyên bị trung sĩ A-đam Hôn-côm và đồng đội xúc phạm thô bỉ, như viết biệt danh xúc phạm trên ảnh của người lính này và nhiều lần sử dụng vũ lực. Họ đã làm mọi thứ để nhục mạ người lính mới gốc Hoa này. Tại phiên tòa xét xử vụ án này, những tình tiết nhục mạ của đồng đội đối với Chan đã được A-đam Hôn-côm khai nhận. Trong trường hợp này, kẻ phạm tội vừa vi phạm kỷ luật và quy định quân đội vừa vi phạm quan hệ sắc tộc. Tuy nhiên, những lời khai trên đã không gây ra ấn tượng gì đối với bồi thẩm đoàn. Tòa án đã bác bỏ những cáo buộc “giết người vì cẩu thả” và “ngộ sát”, chỉ để lại tội “thái độ đối xử xấu” và “tiến công đồng đội”. Rút cuộc, viên trung sĩ A-đam Hôn-côm chỉ bị kết tội bạo hành đồng đội và chịu án phạt một tháng tù giam, phạt tiền và hạ cấp bậc, nhưng vẫn tại ngũ.
Bản án dành cho trung sĩ A-đam Hôn-côm khiến mọi người sửng sốt. Bà Chin Ma-ga-rét, Ủy viên Hội đồng thành phố Niu Oóc và cũng là người Trung Quốc phẫn nộ nói rằng: “Chúng tôi đã vô cùng thất vọng vì bản án quá nhẹ và trung sĩ Hôn-côm thậm chí không phải giải ngũ”. Bà Chin khẳng định: “Đây là sự lạm dụng quyền lực và chính Hôn-côm cùng với một số sĩ quan khác đã gây ra cái chết của Đen-ni. Tổng cộng tất cả mọi cáo buộc, trung sĩ Hôn-côm phải đối mặt với 14 năm tù giam. Vậy mà bản án được tuyên như vậy chứng tỏ luật pháp thiếu công minh trong vấn đề này”. Những người bảo vệ quyền lợi gia đình của Đen-ni thì nói rằng, quân đội đang cố gắng để bảo vệ uy tín của mình và làm vấy bẩn danh dự người lính đã chết. Phía thân nhân của người lính xấu số sẽ kháng án và yêu cầu tòa án xét xử tám người khác cũng bị buộc tội liên quan cái chết của Đen-ni Chan.
Vụ án binh sĩ Đen-ni Chan tự tử chắc chắn ảnh hưởng xấu tới xã hội Mỹ. Theo báo Nga Izvestia, trong 155 ngày đầu năm 2012, đã có 154 binh sĩ Mỹ tự tử, nhiều hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái và nhiều gấp hai lần số binh sĩ Mỹ chết trong khi tham chiến ở Áp-ga-ni-xtan. Hồi giữa tháng 4-2012, Bộ Quốc phòng công bố các số liệu thống kê thừa nhận, mỗi năm có khoảng 6.500 vụ cựu chiến binh từng tham chiến ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan tự tử. Lầu năm góc cảnh báo, trong những năm gần đây, số các vụ tự tử trong binh sĩ và cựu chiến binh tăng lên gây ra mối quan tâm lớn. Ông Giắc-ki Ga-rích, phụ trách bộ phận mới được thành lập trực thuộc Bộ Quốc phòng nhằm kiểm soát ngăn chặn các vụ quân nhân tự tử cho biết, rõ ràng sự yếu kém của nền kinh tế đã đóng một vai trò quan trọng. Các chuyên gia cho rằng, ngoài các nguyên nhân truyền thống như căng thẳng do chấn thương tâm lý, ma túy, rượu, thuốc lá, gần đây lại thêm các khó khăn tài chính cá nhân liên quan cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đồng thời, nguyên nhân dẫn đến tự tử lớn nhất vẫn là quân nhân đã trải qua các điểm nóng. Chuẩn tướng Hoa Kỳ đã về hưu, tiến sĩ tâm lý học Stê-phen Xi-na-kít cho rằng, chỉ số này tăng lên đáng kể sau khi Mỹ công bố rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan vào năm 2014. Đây là hệ quả của sự căng thẳng mà các lực lượng Mỹ đã phải gánh chịu hơn 10 năm trong cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan.
Sau khi có sự cảnh báo về sự gia tăng các vụ tự tử trong quân đội Mỹ, năm 2006, Lầu năm góc đã thực hiện các biện pháp đặc biệt như: Bắt buộc kiểm tra trạng thái tâm thần của binh sĩ, tăng số các nhà tâm lý học, nhân viên tư vấn, tổ chức giờ học đặc biệt để khắc phục căng thẳng. Nhưng như thực tế cho thấy, những biện pháp đó vẫn chưa đủ để giảm tình trạng khủng hoảng tâm lý và tinh thần của binh sĩ Mỹ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()