Tình trạng già hóa “ông bố” ở Nhật Bản gia tăng cùng nguy cơ bị cô lập
Theo thống kê tại Nhật Bản, độ tuổi trung bình để làm cha của nam giới là 28,3 vào năm 1975, nhưng đã vượt quá 30 vào năm 1995 và đạt 32,9 vào năm 2022.
Theo tổ chức phi lợi nhuận Fathering Japan, số lượng đàn ông trở thành cha ở độ tuổi từ 40 trở lên đang ngày càng gia tăng ở Nhật Bản.
Khi các ông bố già đi, họ có xu hướng bị căng thẳng bởi việc “chăm sóc kép” cả con cái và bố mẹ già cùng với áp lực ngày càng lớn từ công việc.
Trong bối cảnh đó cần có các biện pháp hỗ trợ không để các ông bố này rơi vào tình trạng bị cô lập.
Số liệu thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, năm 2022 Nhật Bản có hơn 122.000 ông bố có con ngoài giá thú ở độ tuổi 40 trở lên, chiếm 16% tổng số ông bố nước này và cao gấp 1,4 lần con số được ghi nhận vào năm 2002.
Trong khi đó, những ông bố ở độ tuổi 20 đứng ở mức 190.578, chiếm 25% tổng số và chưa bằng một nửa con số được ghi nhận cách đây 20 năm. Nhóm ông bố ở độ tuổi 30 có tỷ lệ cao nhất là 58% với 438.835 người.
Đằng sau những con số này là xu hướng kết hôn và sinh con muộn hơn.
Theo thống kê, độ tuổi trung bình để làm cha của nam giới là 28,3 vào năm 1975, nhưng đã vượt quá 30 vào năm 1995 và đạt 32,9 vào năm 2022.
Hơn nữa, tỷ lệ nam giới chưa kết hôn trước 50 tuổi cũng tăng lên rõ rệt, tăng từ mức 12,57% vào năm 2000 lên 28,25% vào năm 2020.
Vào tháng 9/2023, Fathering Japan đã khởi động "Dự án Senior Papa" nhằm phổ biến thông tin và thúc đẩy sự tương tác giữa những người cha lớn tuổi khi nhóm đối tượng này tăng lên.
Theo định nghĩa của tổ chức này, người cha lớn tuổi (Senior Papa) là những ông bố từ 45 tuổi trở lên và có con mới sinh (bao gồm cả những người con thứ).
Giám đốc đại diện Fathering Japan Tetsuya Ando cho biết những ông bố lớn tuổi này thường bị cô lập vì không có ai bên cạnh để giãi bày tâm sự về các vấn đề của mình. Do đó, cần thành lập thêm nhiều địa điểm cho họ giao lưu gặp gỡ với nhau./.
Ý kiến ()