Tình hình tại Li-bi tiếp tục diễn biến phức tạp
Theo các hãng tin Roi-tơ, AP, AFP, ngày 3-3, quân đội Li-bi tiếp tục tiến hành các cuộc tiến công lớn trên bộ và trên không nhằm vào phe nổi dậy đã bắt đầu từ ngày 2-3, tại Brê-ga, một thị trấn cảng xuất khẩu dầu mỏ cách Thủ đô Tri-pô-li 800 km về phía đông.Đây là chiến dịch quân sự lớn nhất do lực lượng trung thành với Tổng thống M.Ca-đa-phi tiến hành nhằm giành lại các vùng đất ở miền đông nước này đã rơi vào tay phe nổi dậy kể từ khi nổ ra bạo loạn giữa tháng 2 vừa qua. Phe nổi dậy cho biết đã đẩy lùi cuộc tiến công của quân đội. Trong khi đó, trong cuộc diễn thuyết ngày 2-3, trước những người ủng hộ được truyền hình trực tiếp tại Thủ đô Tri-pô-li, ông Ca-đa-phi cảnh báo sẵn sàng trao vũ khí cho hàng triệu người Li-bi và nước này sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh đẫm máu với hàng nghìn người chết nếu Mỹ hoặc NATO tiến công Li-bi.* Về khả năng lập vùng cấm bay ở Li-bi và can thiệp quân sự để trợ giúp lực lượng chống ông...
Đây là chiến dịch quân sự lớn nhất do lực lượng trung thành với Tổng thống M.Ca-đa-phi tiến hành nhằm giành lại các vùng đất ở miền đông nước này đã rơi vào tay phe nổi dậy kể từ khi nổ ra bạo loạn giữa tháng 2 vừa qua. Phe nổi dậy cho biết đã đẩy lùi cuộc tiến công của quân đội. Trong khi đó, trong cuộc diễn thuyết ngày 2-3, trước những người ủng hộ được truyền hình trực tiếp tại Thủ đô Tri-pô-li, ông Ca-đa-phi cảnh báo sẵn sàng trao vũ khí cho hàng triệu người Li-bi và nước này sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh đẫm máu với hàng nghìn người chết nếu Mỹ hoặc NATO tiến công Li-bi.
* Về khả năng lập vùng cấm bay ở Li-bi và can thiệp quân sự để trợ giúp lực lượng chống ông Ca-đa-phi, ngày 2-3, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clin-tơn cho biết, Oa-sinh-tơn vẫn chưa quyết định có áp đặt vùng cấm bay ở Li-bi hay không. Giới lãnh đạo quân sự Mỹ cho rằng việc này hết sức phức tạp trong khi NATO vẫn chưa nhất trí về bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào Li-bi. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Ghết, việc thiết lập một vùng cấm bay sẽ đòi hỏi một cuộc tiến công vào Li-bi để làm tê liệt hệ thống phòng không của nước này, trong khi các nước A-rập phản đối can thiệp quân sự vào Li-bi. Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di cũng cho rằng can thiệp quân sự vào Li-bi là không phù hợp.
Cùng ngày, một số tàu chiến của các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ca-na-đa, I-ta-li-a và Hàn Quốc đã xuất phát theo lộ trình hướng về Li-bi. Hai tàu đổ bộ tiến công của Mỹ, với một hạm đội máy bay lên thẳng, các thiết bị y tế, 800 lính thủy đánh bộ và 400 binh sĩ tăng cường đã đến Địa Trung Hải. Tàu khu trục trang bị tên lửa có điều khiển USS Barry cũng đã đến kênh đào Xu-ê.
Tại TP Ben-ga-di do phe nổi dậy kiểm soát, Hội đồng dân tộc Li-bi (NLC) do phe nổi dậy vừa thành lập đã kêu gọi lực lượng nước ngoài đưa máy bay quân sự bắn phá nhằm chặn lại các cuộc tiến công của lính đánh thuê châu Phi. NLC cho biết, cựu Bộ trưởng Tư pháp M.A.Gia-lin sẽ là Chủ tịch NLC gồm 30 thành viên. Phó Đại sứ Li-bi tại LHQ cho biết, LHQ có thể ủng hộ một nghị quyết thiết lập vùng cấm bay ở Li-bi nếu NLC chính thức đề nghị.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thông tin Vê-nê-xu-ê-la cho biết, Tổng thống nước này U.Cha-vết đã gọi điện cho ông Ca-đa-phi và đề xuất kế hoạch hòa bình theo đó sẽ lập một ủy ban gồm đại diện từ các nước Mỹ la-tinh, châu Ấu và Trung Đông để làm trung gian đàm phán giữa ông Ca-đa-phi với phe nổi dậy. Tổng Thư ký Liên đoàn A-rập (AL) A.Mu-xa cho biết, AL đang xem xét kế hoạch của Tổng thống Cha-vết.
* Ngày 2-3, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố một chương trình viện trợ khẩn cấp trị giá 38,7 triệu USD dành cho 2,7 triệu người bị cuốn vào cuộc khủng hoảng ở Li-bi. WFP cho biết, các kho lương thực đã cạn kiệt và các mạng lưới cung ứng đã bị phá vỡ ở Li-bi, đồng thời kêu gọi viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho nước này. Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn, hiện có khoảng 180 nghìn người đang tập trung tại các khu vực biên giới của Li-bi. Hơn 77 nghìn người đã vượt qua biên giới Li-bi vào Ai Cập và số lượng tương đương đã sang Tuy-ni-di, trong khi vẫn còn 30 nghìn người đang chờ để vào Tuy-ni-di.
Theo Nhandan
Ý kiến ()