Tình hình kinh tế tháng 10 và 10 tháng năm 2011
Ảnh minh hoạ (nguồn: vietnamplus.vn) Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kinh tế tháng 10 tuy tiếp tục lấy lại được đà tăng trưởng khá, nhưng nhiệm vụ chung của cả năm 2011 vẫn còn hết sức nặng nề. Đặc biệt, do ảnh hưởng của thời tiết, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển trong ngành nông nghiệp.Trong ngành nông nghiệp, tuy chăn nuôi và thuỷ sản tiếp tục có bước tăng trưởng, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, nên trồng trọt bị ảnh hưởng nhất định. Tính đến trung tuần tháng 10, các địa phương phía Bắc đã thu hoạch được 434,5 nghìn ha lúa mùa, chiếm 35% diện tích gieo cấy và bằng 48,7% cùng kỳ năm 2010, chủ yếu do thời vụ gieo cấy muộn hơn năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng đạt 188,1 nghìn ha, chiếm 32,5% diện tích gieo cấy và bằng 45,3%; các địa phương phía Nam cũng mới gieo cấy được 497,8 nghìn ha lúa mùa, bằng 69,4% cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do mưa lũ kéo dài nên một phần diện tích lúa hè thu chưa được...
S ố liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kinh tế tháng 10 tuy tiếp tục lấy lại được đà tăng trưởng khá, nhưng nhiệm vụ chung của cả năm 2011 vẫn còn hết sức nặng nề. Đặc biệt, do ảnh hưởng của thời tiết, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển trong ngành nông nghiệp.
Trong ngành nông nghiệp, tuy chăn nuôi và thuỷ sản tiếp tục có bước tăng trưởng, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, nên trồng trọt bị ảnh hưởng nhất định. Tính đến trung tuần tháng 10, các địa phương phía Bắc đã thu hoạch được 434,5 nghìn ha lúa mùa, chiếm 35% diện tích gieo cấy và bằng 48,7% cùng kỳ năm 2010, chủ yếu do thời vụ gieo cấy muộn hơn năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng đạt 188,1 nghìn ha, chiếm 32,5% diện tích gieo cấy và bằng 45,3% ; các địa phương phía Nam cũng mới gieo cấy được 497,8 nghìn ha lúa mùa, bằng 69,4% cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do mưa lũ kéo dài nên một phần diện tích lúa hè thu chưa được thu hoạch và diện tích đất vùng trũng có nguy cơ bị ngập úng được chuyển sang gieo trồng vụ đông xuân sớm và các loại cây trồng khác. Mưa, lũ lớn xảy ra liên tiếp trong tháng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận, Lâm Đồng, An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Theo ước tính ban đầu, lũ lớn đã làm gần 42 nghìn ha lúa và rau màu bị ngập úng, trong đó gần 20 nghìn ha bị mất trắng. Riêng vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Cửu Long có 15 nghìn ha lúa và rau màu bị ngập (Đồng Tháp trên 2 nghìn ha; An Giang hơn 5 nghìn ha), trong đó hơn 8 nghìn ha mất trắng.
Tiến độ gieo trồng một số cây vụ đông năm nay nhìn chung chậm hơn so với cùng kỳ năm trước, một mặt do nhiều diện tích lúa mùa ở các địa phương phía Bắc chậm được thu hoạch nên chưa có đất gieo trồng, mặt khác do ảnh hưởng của thời tiết có mưa nhiều. Tính đến 15/10, cả nước gieo trồng được 124,2 nghìn ha ngô, bằng 80,2% cùng kỳ năm trước; 15,6 nghìn ha khoai lang, bằng 50,8%; 25,7 nghìn ha đậu tương, bằng 30,7%; 59,7 nghìn ha rau đậu, bằng 80,6%.
Do dịch bệnh về cơ bản đã được khống chế, nên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng ổn định. Ước tính đàn trâu, bò xấp xỉ cùng kỳ năm trước, đàn gia cầm tăng 7-8%. Tuy vậy, riêng đàn lợn giảm khoảng 2-3% so với cùng kỳ năm trước do giá thịt lợn trên thị trường giảm, trong khi các chi phí đầu vào vẫn ở mức cao gây ảnh hưởng tới tâm lý người chăn nuôi. Tính đến ngày 23/10/2011, dịch bệnh chưa qua 21 ngày còn ở các tỉnh là: Dịch lở mồm long móng ở Nghệ An; dịch cúm gia cầm ở Quảng Ngãi; dịch tai xanh trên lợn ở Quảng Nam, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Sóc Trăng.
Cũng do yếu tố thời tiết, nuôi tôm sú gặp khó khăn do mưa nhiều làm chất lượng nguồn nước bị thay đổi, cùng với mầm bệnh xuất hiện trước đó nhưng chưa được xử lý triệt để đã làm tôm bị chết nhiều ở một số địa phương, đặc biệt tại các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu và Bến Tre. Tuy nhiên, trên phần diện tích nuôi thân thiện với môi trường như nuôi kết hợp với cá, lúa, hoặc nuôi tỉa thưa thả bù tiếp tục cho sản lượng thu hoạch khá và ổn định, trong đó một số địa phương có sản lượng tôm tăng cao là: Cà Mau 9 nghìn tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; Trà Vinh 8 nghìn tấn, tăng 12,4%; Kiên Giang 1,5 nghìn tấn, tăng 40%.
Điểm đáng chú ý, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng 10/2011 ước tính đạt 249,5 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 187 nghìn tấn, tăng 3,3%; tôm đạt 47 nghìn tấn tăng 4,4%. Sản xuất cá tra tiếp tục phát triển theo quy mô lớn, các địa phương đang đẩy mạnh việc triển khai và mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt Global GAP, An toàn thực phẩm SQF… nhằm hướng đến tạo nguồn hàng đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 10 ước tính đạt 217,7 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 198 nghìn tấn, tăng 5,3%. Mặc dù thời tiết có bão nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Tại khu vực biển miền Trung, các loại cá nam, cá nục và cá cơm đang vào vụ nên ngư dân tranh thủ các điều kiện thuận lợi, tích cực ra khơi đánh bắt.
Sản lượng thuỷ sản tháng 10 ước tính đạt 467,2 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 342 nghìn tấn, tăng 4,3%; tôm đạt 70 nghìn tấn, tăng 4,9%. Tính chung 10 tháng năm 2011, sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 4549 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm sản lượng nuôi trồng đạt 2413 nghìn tấn, tăng 5,5%; sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 2136 nghìn tấn, tăng 2,2% (khai thác biển đạt 1975 nghìn tấn, tăng 2,3%).
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2011 tăng khá so với các tháng trước, ở mức 5,2% và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm nay tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Công nghiệp khai thác mỏ giảm 0,7%; công nghiệp chế biến tăng 10,2%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 9,4%.
Theo kết quả điều tra lao động của 4273 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chỉ số sử dụng lao động tháng 10/2011 ước tính tăng 0,9% so với tháng trước; số lao động tháng 10 giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 4,1%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 1,6% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0,1%.
Về đ ầu tư , v ốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10 ước tính đạt 19,8 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Vốn trung ương 3,7 nghìn tỷ đồng; vốn địa phương 16,1 nghìn tỷ đồng. Tính chung 10 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 149,7 nghìn tỷ đồng, bằng 74,6% kế hoạch năm và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2010.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/10/2011 đạt 11273,9 triệu USD, bằng 78,2% cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Vốn đăng ký 8876,2 triệu USD của 861 dự án được cấp phép mới (giảm 29,9% về vốn và giảm 19,3% về số dự án so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung 2397,7 triệu USD của 264 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng năm 2011 ước tính đạt 9,1 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2010.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 tháng năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 5631,1 triệu USD, chiếm gần 50% tổng số vốn đăng ký, bao gồm 4279,3 triệu USD vốn đăng ký mới và 1351,8 triệu USD vốn tăng thêm..
Trong 10 tháng, cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Hải Dương dẫn đầu về vốn đăng ký với 2497,7 triệu USD, chiếm 28,1% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh 1762,8 triệu USD, chiếm 19,9%; Bà Rịa-Vũng Tàu 562,5 triệu USD, chiếm 6,3%.
Trong số 48 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 10 tháng năm 2011, Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) là nhà đầu tư lớn nhất với 2862,3 triệu USD, chiếm 32,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 1419,3 triệu USD, chiếm 16%; Nhật Bản 922 triệu USD, chiếm 10,4%; Trung Quốc 585,7 triệu USD, chiếm 6,6%;
Về thu, chi ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10/2011 ước tính đạt 529,9 nghìn tỷ đồng, bằng 89,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa 323,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84,7%; thu từ dầu thô 81 nghìn tỷ đồng, bằng 116,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 120,9 nghìn tỷ đồng, bằng 87,2%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/10/2011 ước tính đạt 574,5 nghìn tỷ đồng, bằng 79,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 118,9 nghìn tỷ đồng, bằng 78,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 113,5 nghìn tỷ đồng, bằng 78,1%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể 377,5 nghìn tỷ đồng, bằng 80,5%; chi trả nợ và viện trợ 78,1 nghìn tỷ đồng, bằng 90,8%.
Trong lĩnh vực dịch vụ, hoạt động thương mại nội địa tiếp tục sôi động. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2011 ước tính đạt 1561 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 3,9%. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng, kinh doanh thương nghiệp đạt 1232,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,9% tổng mức và tăng 23,3%; khách sạn nhà hàng đạt 173 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,1% và tăng 23,8%; dịch vụ đạt 140,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% và tăng 21,6%; du lịch đạt 15 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 16,8%.
Trong hoạt động du lịch, khách quốc tế đến nước ta mười tháng năm 2011 ước tính đạt 4830,6 nghìn lượt người, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2916,8 nghìn lượt người, tăng 11,9%; đến vì công việc 804,1 nghìn lượt người, giảm 4,7%; thăm thân nhân đạt 809 nghìn lượt người, tăng 71,9%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không là 4045,4 nghìn lượt người, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2010; đến bằng đường biển 30,2 nghìn lượt người, giảm 28,1%; đến bằng đường bộ 755 nghìn lượt người, giảm 3,4%.
Trong 10 tháng năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Trung Quốc đạt 1125 nghìn lượt người, tăng 45,8%; Nhật Bản 385,7 nghìn lượt người, tăng 8,5%; Ma-lai-xi-a 186,7 nghìn lượt người, tăng 11,7%; Pháp 169,1 nghìn lượt người, tăng 5,3%… Có thể thấy, lượng khách du lịch tăng đã góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ và giải quyết việc làm cho người lao động.
Vận tải hành khách 10 tháng năm 2011 ước tính đạt 2331,6 triệu lượt khách, tăng 13,8% và 99,5 tỷ lượt khách.km, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2010. Vận tải hàng hóa 10 tháng ước tính đạt 665,3 triệu tấn, tăng 11,6% và 175,7 tỷ tấn.km, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 8,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 10 tháng năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 34,8 tỷ USD, tăng 30,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 43,2 tỷ USD, tăng 38,1%. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 10 tháng năm 2011 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, một mặt do lượng xuất khẩu một số mặt hàng tăng như: Sắn và sản phẩm sắn tăng 61,3%; sắt thép tăng 52,5%; hạt tiêu tăng 15%; xăng dầu tăng 14,3%; dầu thô tăng 6,7%, mặt khác do đơn giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng trên thị trường tăng và ở mức cao. Trong 10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Hàng dệt may đạt 11,7 tỷ USD, tăng 29,4%; dầu thô đạt 6,1 tỷ USD, tăng 53,5%; giày dép đạt 5,1 tỷ USD, tăng 25,8%; thủy sản đạt 4,9 tỷ USD, tăng 22,8%;…
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 12,4 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU với 11,6 tỷ USD, chiếm 16,6% và tăng 48,4%; thị trường ASEAN đạt 9,7 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 29,2%; Trung Quốc đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 10,8% và tăng 58,7%; Nhật Bản đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 10,7% và tăng 36,3%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10 ước tính đạt 9,1 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước và tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 86,4 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2010. Trong 10 tháng năm nay, kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Xăng dầu đạt 8,6 tỷ USD, tăng 65,6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,6 tỷ USD, tăng 37,7%; hóa chất đạt 2,2 tỷ USD, tăng 31%;…
Như vậy, nhập siêu hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 800 triệu USD, bằng 9,6% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu 10 tháng năm 2011 ước tính 8,4 tỷ USD, bằng 10,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ yếu tố vàng thì nhập siêu hàng hóa mười tháng năm nay ước tính 8,9 tỷ USD, bằng 11,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Về c hỉ số giá tiêu dùng , c hỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2011 tăng 0,36% so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 3,2%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,73%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,63%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,45%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2011 tăng 17,05% so với tháng 12/2010 và tăng 21,59% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2011 tăng 18,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.
Nhìn chung, tình hình kinh tế 10 tháng đầu năm đã lấy lại được đà tăng trưởng, nhưng nhiệm vụ của cả năm 2011 vẫn còn nặng nề. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực hơn nữa, theo ý kiến chỉ đạo tại các cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, đó là:
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp theo tín hiệu thị trường; trên cơ sở kết quả kiềm chế lạm phát, từng bước giảm dần lãi suất tín dụng, bảo đảm hỗ trợ dòng vốn tín dụng cho các nhu cầu thiết yếu trong sản xuất, kinh doanh, trước hết là cho nông nghiệp, nông thôn, ngành điện, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng cho xuất khẩu; điều hành tăng trưởng tín dụng khoảng 15-17%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%; xây dựng phương án cân đối ngoại tệ và điều hành tỷ giá trong quý IV năm 2011 và quý I năm 2012. Tiếp tục duy trì và phát huy kết quả đạt được trong quản lý ngoại tệ và vàng trong thời gian qua; sớm nghiên cứu ban hành chính sách để huy động ngoại tệ và vàng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, đồng bộ, có hiệu quả kết hợp với chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cơ cấu đầu tư; tập trung kiểm tra, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước năm 2011 cao hơn dự toán, kết hợp với việc quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả để giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống mức 4,9% GDP; điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước, có lộ trình, liều lượng thích hợp gắn với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đẩy mạnh hỗ trợ các địa phương phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lụt, dịch bệnh gây ra.
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại đầu tư kết hợp với chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng; tập trung vốn cho các công trình cấp bách, sắp hoàn thành, đem lại hiệu quả; bảo đảm thực hiện theo kế hoạch vốn để phân bổ cho các chương trình an sinh xã hội, nông thôn mới; không ứng vốn ngân sách năm 2012. Kiên quyết giãn, điều chỉnh các công trình chưa thực sự cấp bách, không đủ vốn hoàn thành trong thời hạn quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm đáp ứng nhu cầu thị trường, không để thiếu hàng, đẩy giá thực phẩm lên cao, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới; tiếp tục hỗ trợ ngư dân phát triển đánh bắt hải sản xa bờ, tổ chức lại sản xuất; chủ động phương án phòng, tránh thiên tai, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiệu quả; kịp thời giúp đỡ người dân ổn định sản xuất và đời sống sau thiên tai, dịch bệnh.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu và hàng hóa trong nước đã sản xuất được; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường; bảo đảm cân đối đủ hàng hóa cho nhu cầu sản xuất và đời sống, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới; nhanh chóng khắc phục hiện tượng đầu cơ găm hàng, thao túng giá, đẩy giá lên cao. Kiên quyết xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, trốn thuế… |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()