Tìm giải pháp thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam
Sáng 22/6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jaica) tổ chức hội thảo “Thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản vào các khu công nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam”. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết: Việt Nam định hướng xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại, tập trung kêu gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng định hướng vào việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và giá trị gia tăng cho các sản phẩm nhằm hướng tới việc tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm của thế giới, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.Ông Ryoichi Nakagawa, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Đầu tư tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với nguồn nhân lực, chi phí thấp. Cơ hội mở rộng...
Sáng 22/6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jaica) tổ chức hội thảo “Thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản vào các khu công nghiệp phục vụ phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam”.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết: Việt Nam định hướng xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại, tập trung kêu gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng định hướng vào việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và giá trị gia tăng cho các sản phẩm nhằm hướng tới việc tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm của thế giới, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Ông Ryoichi Nakagawa, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Đầu tư tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với nguồn nhân lực, chi phí thấp. Cơ hội mở rộng ra thị trường khu vực, các hiệp định tự do thương mại ngày càng mang lại nhiều cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, theo ông Ryoichi, các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Việt Nam cần chú trọng hơn đến các ngành công nghiệp phụ trợ; cần có chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi với nhập khẩu máy móc sản xuất tài sản cố định. Bên cạnh đó, chính sách phát triển cụm công nghiệp liên kết cũng cần được chú trọng.
Hiện nay, tỷ lệ cung ứng hàng hoá (giá trị nội địa hoá) trong chế tạo các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn thấp, phần lớn các linh kiện và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, lắp ráp đều phải nhập ngoại, làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Trong bối cảnh đó, vấn đề phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cùng các chính sách ưu đãi là hết sức cần thiết.
Theo Bộ KH&ĐT, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 15 khu kinh tế và hơn 260 khu công nghiệp, (KCN) trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê tại các KCN này còn đạt khoảng (46%), đối với các KCN đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 65%. Chính vì vậy, cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương, các địa phương cần nghiên cứu, lựa chọn thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có quy mô thích hợp vào các KCN./.
Theo TTXVN
Ý kiến ()