Tìm "đầu ra" cho lạc Chiêm Hoá
Người nông dân với nỗi lo "đầu ra" cho cây lạc. - Huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) hiện có gần 3000 ha cây lạc được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung. Mỗi năm sản phẩm lạc vỏ thu được gần 10 nghìn tấn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rất bấp bênh.Chủ tịch UBND xã Minh Quang Ma Văn Vinh cho biết, xã có 480 ha đất vụ xuân và 200 ha vụ hè thu trồng cây lạc. Vụ xuân vừa rồi, sản phẩm lạc vỏ của xã là 1440 tấn, năng suất thấp hơn năm trước, một phần do ảnh hưởng thời tiết, nhưng bên cạnh đó còn do một số hộ gia đình không còn mặn mà với cây lạc nữa.Thông tin này khiến chúng tôi không khỏi giật mình. Cả chục năm nay Minh Quang nổi tiếng là xã trọng điểm lạc, nhiều hộ thoát nghèo cũng từ lạc.Nguyên nhân chính là do việc tiêu thụ gần đây quá khó khăn. Nnăm trước xã duy trì 200 ha trồng lạc được khoảng 500 tấn lạc vỏ, nhưng gần như không có người thu mua, nên sản phẩm ứ đọng. Nhiều hộ gia đình phải bán lẻ...
Người nông dân với nỗi lo “đầu ra” cho cây lạc. |
Chủ tịch UBND xã Minh Quang Ma Văn Vinh cho biết, xã có 480 ha đất vụ xuân và 200 ha vụ hè thu trồng cây lạc. Vụ xuân vừa rồi, sản phẩm lạc vỏ của xã là 1440 tấn, năng suất thấp hơn năm trước, một phần do ảnh hưởng thời tiết, nhưng bên cạnh đó còn do một số hộ gia đình không còn mặn mà với cây lạc nữa.
Thông tin này khiến chúng tôi không khỏi giật mình. Cả chục năm nay Minh Quang nổi tiếng là xã trọng điểm lạc, nhiều hộ thoát nghèo cũng từ lạc.
Nguyên nhân chính là do việc tiêu thụ gần đây quá khó khăn. Nnăm trước xã duy trì 200 ha trồng lạc được khoảng 500 tấn lạc vỏ, nhưng gần như không có người thu mua, nên sản phẩm ứ đọng. Nhiều hộ gia đình phải bán lẻ từng kg.
Ngay vụ lạc xuân vừa qua, bắt đầu thu hoạch từ cuối tháng 5 và chỉ rộ lên khoảng chục ngày là kết thúc,nhưng đến tận cuối tháng bảy vừa rồi mới cơ bản giải quyết xong. “Giá cả bị ép nên nhiều người đâm nản”, anh Ma Công Viền, Phó Chủ nhiệm HTX Minh Quang cho biết.
Anh Viền dẫn chứng, đầu vụ, tư thương chỉ trả 14-15 nghìn đồng/kg, trong khi vụ xuân năm trước còn bán được tới 19-20 nghìn đồng/kg, năm nay giá vật tư và công lao động lại tăng hơn nhiều. Vì vậy HTX đã đưa mức giá lên 18,5 nghìn đồng. Tuy nhiên vụ lạc nào cũng vậy, HTX chẳng duy trì được lâu, bởi vốn ít mua được vài chục tấn là hết, vậy là tư thương lại đưa giá xuống.
Anh cũng cho biết thêm, đã nhiều lần đề nghị vay vốn ngân hàng làm dịch vụ nhưng vì HTX chưa có sổ đỏ nên không thế chấp được cho ngân hàng, dù nhu cầu vốn mỗi vụ chỉ cần khoảng 500 triệu đồng quay vòng. Anh khẳng định, nếu có sự tác động của HTX thì sẽ điều tiết được cơ bản giá cả để người nông dân đỡ thiệt thòi.
Ở xã Phúc Sơn cũng trong tình trạng tương tự. Xã có 490 ha đất trồng lạc vụ xuân và gần 200 ha đất trồng lạc vụ hè thu, năng suất cũng tương tự như Minh Quang. Chị Hoàng Thị Xiêm, Chủ tịch xã Phúc Sơn cho biết, để đầu tư cho 1 ha lạc thì tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động tính thời điểm này hết khoảng hơn 40 triệu đồng, như vậy lãi cho mỗi ha cũng chỉ khoảng chục triệu đồng.
Tuy nhiên, theo chị Xiêm, bởi xã chưa có lò sấy sơ chế và kho bảo quản nên không bán nhanh lạc chuyển màu không bán được. Vì vậy, dù đắt, rẻ lạc cũng phải bán trong tháng bảy. Thiệt hại đều đổ hết lên đầu nông dân.
Hỏi lãnh đạo sở Công thương thì được biết hiện cũng đang có nhà đầu tư “để mắt” tới vùng nguyên liệu này. Nhưng thực tế, đã nhiều lần ngành cũng “quan tâm tới vấn đề này” nhưng rồi chẳng thấy hiệu quả.
Hơn 10 năm cây lạc đã “bén rễ” và phát triển thành vùng hàng hoá ở Chiêm Hoá; trở thành cây trồng chính của huyện (sau lúa); huyện Chiêm Hoá cũng đã xây dựng và triển khai phương án phát triển vùng sản xuất lạc hàng hoá tập trung. Sự quan tâm cũng mới chỉ dừng ở việc làm sao phát triển cho được vùng lạc. Tuy nhiên, để vùng lạc phát triển thì cần hơn nữa sự “vào cuộc” của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ vay vốn, đầu tư xây dựng nhà xưởng chế biến để bảo đảm “đầu ra” .
Một vụ lạc thu đang tới, mong sao người dân vùng lạc không còn nỗi lo phập phù giá cả.
Theo Nhandan
Ý kiến ()