Tiếp tục ưu tiên vốn tín dụng cho học sinh, sinh viên
Người dân phường Phú Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Ảnh: THANH HỒNG Sau gần năm năm thực hiện, Chương trình tín dụng cho vay học sinh, sinh viên (HSSV) theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 đã đạt được những kết quả nhất định, có ý nghĩa chính trị xã hội vô cùng sâu sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa trong đời sống xã hội các tầng lớp nhân dân, từ nông thôn đến thành thị.Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của Chương trình, phóng viên (PV) Báo Nhân Dân đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) NGUYỄN VĂN LÝ chung quanh vấn đề này.PV: Thưa đồng chí, sau một thời gian triển khai Chương trình tín dụng cho vay học sinh, sinh viên (HSSV) theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, đến nay, đồng chí đánh giá như thế nào về Chương trình này?Đồng chí Nguyễn Văn Lý: Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện cho vay 18 chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ, trong đó, Chương trình tín dụng HSSV theo Quyết định 157 của Thủ...
Người dân phường Phú Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Ảnh: THANH HỒNG |
Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của Chương trình, phóng viên (PV) Báo Nhân Dân đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) NGUYỄN VĂN LÝ chung quanh vấn đề này.
PV: Thưa đồng chí, sau một thời gian triển khai Chương trình tín dụng cho vay học sinh, sinh viên (HSSV) theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, đến nay, đồng chí đánh giá như thế nào về Chương trình này?
Đồng chí Nguyễn Văn Lý: Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện cho vay 18 chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ, trong đó, Chương trình tín dụng HSSV theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ là một trong sáu chương trình được ngân hàng tập trung ưu tiên nguồn lực triển khai. Qua hơn bốn năm thực hiện, đến nay, tổng dư nợ của chương trình đạt 35,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,6% tổng dư nợ toàn hệ thống. Chỉ tính riêng ba tháng đầu năm 2012, chương trình đã cho vay 621 tỷ đồng. Đã có 2,8 triệu HSSV được vay vốn đi học, trong đó 2,4 triệu HSSV đang dư nợ thông qua 1,9 triệu hộ gia đình đứng ra vay. Với số lượng đối tượng thụ hưởng lớn như vậy, có thể khẳng định rằng đây là một chương trình rất có ý nghĩa.
PV: Hiện nay, nhiều khoản vay của Chương trình đang bước vào giai đoạn trả nợ, vậy đồng chí có thể cho biết công tác thu hồi nợ được tiến hành ra sao và ngân hàng làm thế nào để bảo đảm quay vòng nguồn vốn?
Đồng chí Nguyễn Văn Lý: So với các chương trình tín dụng khác mà NHCSXH đang triển khai, chương trình tín dụng HSSV là chương trình có dư nợ lớn. Thực hiện chủ trương “không để sinh viên nào không thể đi học vì thiếu tiền đóng học phí”, NHCSXH đã nỗ lực cung cấp kịp thời vốn ưu đãi đến các hộ gia đình có con em đi học. Nhìn chung, hầu hết các đối tượng vay vốn đều có ý thức trả gốc, trả lãi ngân hàng. Thực tế thu hồi vốn tín dụng chương trình HSSV cho thấy, đến nay, số nợ quá hạn đối với các khoản vay của HSSV chỉ chiếm 0,6%,. Trong khi đó, nợ quá hạn chung của toàn hệ thống là 1,3%. Chỉ tính riêng trong năm 2011, NHCSXH đã thu nợ 1.900 tỷ đồng, đạt gần 100% số sinh viên trả nợ đúng hạn. Để đồng vốn hỗ trợ thật sự đến với đối tượng thụ hưởng là HSSV và bảo đảm an toàn nguồn vốn, hạn chế việc không thu hồi được nợ sau khi sinh viên ra trường, ngân hàng đã triển khai cho vay theo hình thức các gia đình làm đại diện đứng ra vay vốn cho con em học tập. Quy trình cho vay được thực hiện công khai dân chủ, thuận tiện. Đặc biệt, NHCSXH còn áp dụng phương pháp gia đình nào trả nợ trước hạn thì được giảm lãi suất. Do đó, nhiều gia đình vay vốn đã được thụ hưởng lãi suất ưu đãi 0% khi trả nợ trước hạn. Tuy nhiên, do bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn chưa tìm được việc làm, nên chưa có điều kiện trả nợ vốn vay NHCSXH. Với những trường hợp này, ngân hàng sẽ xem xét gia hạn nợ. Tùy theo từng khoản nợ, thời gian gia hạn nợ không quá một nửa thời gian thu nợ, tức là tối đa khoảng hai năm đối với HSSV có thời gian thu nợ là bốn năm. Trong trường hợp đã hết thời gian gia hạn nhưng các em vẫn chưa tìm được việc làm thì ngân hàng sẽ nghiên cứu để có hướng giải quyết phù hợp.
Còn về nguồn vốn, chủ yếu vẫn được xác định là do Chính phủ cấp, ưu tiên cho NHCSXH vay hoặc tạm ứng từ các nguồn vốn nhàn rỗi, lãi suất thấp hoặc không lãi; Chính phủ xây dựng lộ trình cấp vốn điều lệ cho NHCSXH trên cơ sở cân đối các nguồn từ ngân sách, ODA, viện trợ hoặc các nguồn giá rẻ khác; các ngân hàng thương mại Nhà nước (gồm cả ngân hàng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối) có trách nhiệm gửi 2% số dư tiền gửi vào NHCSXH; Chính phủ sẽ bảo lãnh phát hành trái phiếu; kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp… Bất cập lớn nhất về nguồn vốn của NHCSXH là nhu cầu xã hội lớn, nhưng nguồn lực đáp ứng chỉ có hạn. Dư nợ của các chương trình tín dụng có đến 90% là trung và dài hạn, trong khi nguồn vốn chỉ có 20% là ổn định. Do đó, trong Đề án tái cơ cấu NHCSXH đưa ra các biện pháp nâng nguồn vốn ổn định lên 60%. Như trong năm 2012, kế hoạch nguồn vốn cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cho vay.
PV: Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng mức vay mà ngân hàng đang áp dụng cho HSSV vay là thấp, không đủ cho các em trang trải chi phí học tập. Đồng chí đánh giá như thế nào về ý kiến này?
Đồng chí Nguyễn Văn Lý: Về mức vốn vay, hiện nay theo Quyết định số 853/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức cho vay tối đa là một triệu đồng/tháng/HSSV. Một năm, mỗi HSSV được vay 10 tháng, tương đương 10 triệu đồng/năm. Theo tính toán, chi phí bình quân để bảo đảm cho HSSV học tập khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức vay này mới bảo đảm được 40% nhu cầu học của học sinh từ thôn quê lên thành phố học. Nhưng trong khi Chính phủ chưa có nhiều vốn thì mức hỗ trợ trên đã đáp ứng phần nào nhu cầu kinh phí học tập của sinh viên. Đồng thời, mức vốn này cũng đòi hỏi các gia đình và bản thân sinh viên phải tiết kiệm chi phí sinh hoạt và nỗ lực lao động, học tập để hoàn trả số tiền đã vay. Hơn nữa, nếu vay vốn trong suốt 4 – 5 năm học thì sau khi ra trường, mỗi HSSV sẽ phải gánh một khoản nợ 40 – 50 triệu đồng cho bản thân và gia đình nên mức cho vay một triệu đồng/tháng là hợp lý. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã chỉ đạo NHCSXH và các bộ, ngành xem xét điều chỉnh mức vay này cho phù hợp khi giá cả thị trường hoặc mức học phí có thay đổi lớn.
PV: Một vấn đề rất được dư luận quan tâm là liệu nguồn vốn tín dụng có đến đúng đối tượng thụ hưởng hay không. Vậy đồng chí có thể cho biết, trong quá trình xác định đối tượng cho vay, NHCSXH có gặp những khó khăn, vướng mắc gì? Và hiện nay, có nhiều ý kiến đề xuất nên mở rộng đối tượng cho vay, vậy quan điểm của NHCSXH như thế nào?
Đồng chí Nguyễn Văn Lý: Trên thực tế, việc xác định đúng đối tượng được vay vốn ưu đãi cũng rất phức tạp bởi không dễ lượng hóa được thu nhập của các hộ. Để xác định đúng đối tượng, các địa phương phải điều tra cẩn thận, đặc biệt là đối tượng HSSV thuộc hộ cận nghèo với tiêu chí mới là hộ có thu nhập chưa vượt quá 150% thu nhập của hộ nghèo; các hộ gặp khó khăn đột xuất như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn… không có tiền đi học hoặc đang học nhưng có thể phải bỏ học. Qua nhiều lần chấn chỉnh, đến nay các địa phương đã thực hiện bình xét các đối tượng một cách dân chủ. Việc bình xét được thực hiện cho từng năm một. Cơ chế này sẽ tránh trường hợp, gia đình khó khăn đột xuất một lần nhưng lại được duyệt cho vay ưu đãi trong cả bốn năm. Việc xác nhận này có thể hơi rườm rà nhưng sẽ bảo đảm vốn đến đúng đối tượng.
Theo đánh giá sơ bộ của NHCSXH, hiện nay phần lớn các hộ gia đình của Việt Nam có thu nhập dưới 10 triệu đồng/người/năm, tương đương 800.000 đồng/người/tháng. Nếu gia đình đó có một con đi học ở thành phố thì chi phí chúng tôi tính tối thiểu khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, giả sử một hộ có bốn người thì tổng thu nhập cả hộ là khoảng 3,2 triệu đồng/tháng. Nuôi một người đi học hết 2,5 triệu đồng/tháng, thì 3 người ở nhà chỉ còn 700 nghìn đồng phục vụ chi tiêu trong tháng. Vì vậy, nếu có từ hai con trở lên đi học thì kể cả hộ có kinh tế khá giả cũng gặp khó khăn. Do đó, NHCSXH đang phối hợp các bộ, ngành liên quan lên phương án để cho gia đình hộ không nghèo nhưng có hai con đi học thì được vay vốn, nhưng mức độ ưu đãi thấp hơn.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.
Theo Nhandan
Ý kiến ()