Tiếp tục tái cơ cấu, phấn đấu đưa lạm phát về một con số
Tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đang là “vấn đề nóng” trong các buổi thảo luận tại tổ của các đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và định hướng đến năm 2015.Tái cơ cấu… từ những giải pháp cụ thểNhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn việc tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào tái cơ cấu hệ thống tài chính, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước được bắt đầu từ đâu, Chính phủ sẽ có những giải pháp giải cụ thể nào, lộ trình thực hiện.Bên cạnh đó, những vấn đề về nợ công, các chỉ số lạm phát, nhập siêu, bội chi ngân sách… cũng đang là những câu hỏi cần tìm “lời giải”.Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đề nghị, “ba vấn đề lớn của tái cơ cấu cần có chương trình cụ thể, giải pháp rất cụ thể để giải quyết và cái đó phải thể hiện trong chính sách rất cụ thể”.“Hện nay, chúng ta mới nêu đầu bài...
Tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đang là “vấn đề nóng” trong các buổi thảo luận tại tổ của các đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 và định hướng đến năm 2015.
Tái cơ cấu… từ những giải pháp cụ thể
Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn việc tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào tái cơ cấu hệ thống tài chính, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước được bắt đầu từ đâu, Chính phủ sẽ có những giải pháp giải cụ thể nào, lộ trình thực hiện.
Bên cạnh đó, những vấn đề về nợ công, các chỉ số lạm phát, nhập siêu, bội chi ngân sách… cũng đang là những câu hỏi cần tìm “lời giải”.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đề nghị, “ba vấn đề lớn của tái cơ cấu cần có chương trình cụ thể, giải pháp rất cụ thể để giải quyết và cái đó phải thể hiện trong chính sách rất cụ thể”.
“Hện nay, chúng ta mới nêu đầu bài thôi, chưa giải được bài toán” – ông Lịch nêu.
Theo nhiều đại biểu, ngay bây giờ cần tập trung tái cơ cấu thị trường tài chính mà trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Theo ông Lịch, hệ thống ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm, trước hết, chúng ta phải bắt đầu từ đâu để tạo được lòng tin cho dân chúng.
Về tái cơ cấu đầu tư công, trong báo cáo của Chính phủ đã nêu cần có cơ chế, chính sách định hướng và tạo điều kiện tiếp tục xã hội hóa đầu tư, giảm áp lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, khuyến khích hình thức công tư kết hợp.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nợ công năm 2011 chỉ bằng 54,6% GDP, trong khi nợ công 2015 được Chính phủ điều chỉnh bằng 60-65% GDP là khá cao nên báo cáo cần có sự giải trình cụ thể hơn nữa.
Đại biểu Nghĩa đề nghị, do Việt Nam chưa xây dựng được ngưỡng cụ thể về nợ công an toàn nên Quốc hội cần sớm xem xét kỹ lưỡng hơn chỉ tiêu này, bởi với các nước đang phát triển hiện nay, nợ công an toàn thường ở ngưỡng 40% GDP.
Phân bổ ngân sách đã hợp lý!
Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại Quốc hội ngày 20-10, khả năng thu – chi ngân sách năm nay sẽ cao hơn dự kiến, trong đó mức chi vượt dự toán là 9,7%, tương đương 70.400 tỷ đồng. Chính phủ sẽ bố trí 9.100 tỷ đồng từ nguồn thu ngân sách Trung ương để giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉ ra rằng, việc huy động ngân sách nhà nước giai đoạn vừa qua đạt quá cao 28,4%/GDP so với kế hoạch 21%-22%/GDP đã làm giảm tích lũy của doanh nghiệp và người dân.
Trong khi tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 42,7%/GDP vượt xa kế hoạch làm mất cân đối lớn giữa đầu tư và tiết kiệm, dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai và làm gia tăng nợ quốc gia.
Một số ý kiến cho rằng, tình trạng các tỉnh mong muốn đẩy nhanh công nghiệp hóa bằng cách “cùng nhau” đầu tư phát triển hàng trăm khu công nghiệp, khu đô thị mới của các địa phương, đầu tư nhiều cảng biển, sân bay, các khu kinh tế ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu đã không phát huy được hết hiệu quả dẫn tới ứ đọng một lượng vốn không nhỏ, trong đó một phần lượng vốn ngân sách nhà nước đã bị phân ra dàn trải, lãng phí.
Thực tế đó đòi hỏi cần ra soát cơ cấu thu – chi ngân ngân sách nhà nước một cách hợp lý. Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, “việc phân bổ ngân sách hiện nay vẫn dựa trên cơ chế xin-cho và không minh bạch”.
Đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị “nên tính lại việc phân chia các nguồn thu giữa địa phương và Trung ương, giao cho địa phương một số quy định thu một số khoản trong khuôn khổ của pháp luật”.
Theo ông Lịch, khi phân bố ngân sách thì nên phân cấp trách nhiệm theo chức năng quản lý nhà nước, đặc biệt là chức năng thực hiện các dịch vụ công đối với từng địa phương. Trên cơ sở đó Nhà nước bao cấp cho những địa phương nghèo trên phương diện dịch vụ công chứ không phải rằng chỉ phân cấp theo tiền như hiện nay.
“Phải thay đổi cơ bản làm sao minh bạch, rõ ràng cái gì là nguồn thu, lợi tức của ngân sách quốc gia, cái gì là của địa phương, địa phương biết thu gì, và quan trọng nhất là địa phương biết nhiệm vụ chi là gì” – ông Lịch đề nghị.
Trong báo cáo trước Quốc hội, Chính phủ cũng đề nghị tổng mức kinh phí từ ngân sách Trung ương cho 16 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 tối đa là 105,3 nghìn tỷ đồng trên tổng mức vốn đầu tư là 276,3 nghìn tỷ đồng, chưa kể chương trình 135 và 30a đã được bố trí năm 2011 là 4,1 nghìn tỷ đồng
Hướng chi ngân sách năm 2012 của Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư cho con người và thực hiện chính sách an sinh xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; nâng cao chất lượng và hiệu quả của chi đầu tư phát triển, tiếp tục thực hiện giảm chi tiêu công ở mức hợp lý để góp phần kiềm chế lạm phát, phấn đấu đưa lạm phát về mức một con số như mục tiêu đề ra.
Theo Nhandan
Ý kiến ()