Trong năm tháng đầu năm nay, tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 32.272 người. Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết:Tổng số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm tháng đầu năm đạt 35,86% so với chỉ tiêu kế hoạch dự kiến đưa 90 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2012. Như vậy, hiện nay, tình hình xuất khẩu lao động - một kênh rất quan trọng trong giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, đang từng bước khởi sắc. Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, với việc mới đạt 35% so với chỉ tiêu kế hoạch dự kiến đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2012, thì nhiệm vụ của bảy tháng còn lại là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và các địa phương. Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh công tác thông...
Trong năm tháng đầu năm nay, tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 32.272 người. Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết:
Tổng số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm tháng đầu năm đạt 35,86% so với chỉ tiêu kế hoạch dự kiến đưa 90 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2012. Như vậy, hiện nay, tình hình xuất khẩu lao động – một kênh rất quan trọng trong giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, đang từng bước khởi sắc.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, với việc mới đạt 35% so với chỉ tiêu kế hoạch dự kiến đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2012, thì nhiệm vụ của bảy tháng còn lại là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và các địa phương. Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người dân có nhận thức đúng về các thị trường lao động. Trong thực tế, hiện nay tình hình việc làm, đời sống và thu nhập của người lao động làm việc tại Ma-lai-xi-a là khá tốt; thị trường này không đòi hỏi quá cao về trình độ tay nghề và ngoại ngữ, rất phù hợp người lao động ở vùng nông thôn nước ta. Tuy nhiên, do một số thông tin chưa chính xác trước đây cho nên nhiều người lao động vẫn còn e ngại với thị trường nhiều tiềm năng này.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát để mở rộng các thị trường xuất khẩu lao động, trong đó chú trọng khai thác những thị trường phù hợp trình độ, khả năng của người lao động Việt Nam. Đồng thời phải bảo đảm an toàn, sự ổn định qua đó giúp người lao động yên tâm làm việc. Công tác tuyển chọn người đi xuất khẩu lao động cần tiếp tục được tổ chức nghiêm túc, bảo đảm đúng yêu cầu của đối tác; không gây phiền hà, sách nhiễu, không thu phí quá quy định đối với người lao động. Các cơ quan chức năng, các địa phương cần tuyên truyền, giải thích rõ ràng, cụ thể và triển khai nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan người lao động; động viên, hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hợp đồng đã được ký kết. Tăng cường các hoạt động định hướng, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức kỷ luật của người lao động, qua đó giúp họ không bị lôi kéo, không sa ngã trước những cám dỗ và âm mưu phá hoại của kẻ xấu. Cần kịp thời hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động khi họ gặp khó khăn, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()