Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự và tố tụng tư pháp
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Ngày 9-4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư tổ chức Phiên họp lần thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư. Cùng dự, có đồng chí Trần Đại Quang, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; các đồng chí ủy viên T.Ư Đảng: Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch QH; Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh Văn phòng T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư cùng các thành viên trong Ban Chỉ đạo.Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận Đề án Tổ chức lại hệ thống cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối do Đảng ủy Công an T.Ư trình và Đề án về đổi mới tổ chức, hoạt động các cơ quan tư pháp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Quân ủy T.Ư trình. Ban Chỉ đạo đã nghe Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. |
Ngày 9-4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư tổ chức Phiên họp lần thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư. Cùng dự, có đồng chí Trần Đại Quang, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; các đồng chí ủy viên T.Ư Đảng: Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch QH; Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh Văn phòng T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư cùng các thành viên trong Ban Chỉ đạo.
Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận Đề án Tổ chức lại hệ thống cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối do Đảng ủy Công an T.Ư trình và Đề án về đổi mới tổ chức, hoạt động các cơ quan tư pháp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Quân ủy T.Ư trình. Ban Chỉ đạo đã nghe Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo việc chuẩn bị thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực và Viện kiểm sát nhân dân khu vực; nghe Bộ Tư pháp báo cáo về việc nghiên cứu giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án.
Mục tiêu của các đề án nêu trên nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tổ chức khoa học phù hợp với thực tiễn theo định hướng của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Cuối phiên họp, các đại biểu góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo Bộ Chính trị về kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2006-2010 và đề xuất phương hướng công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Ban Chỉ đạo.
Phát biểu ý kiến kết luận, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, các đề án được trình tại phiên họp cơ bản đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác cải cách tư pháp được xác định tại Nghị quyết số 49-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị và các văn kiện của Đảng. Đồng thời, góp phần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự và tố tụng tư pháp; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp. Thông qua các đề án, đội ngũ cán bộ tư pháp được kiện toàn; cơ chế giám sát các hoạt động tư pháp được từng bước hoàn thiện, nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chủ tịch nước đề nghị Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo, khẩn trương hoàn chỉnh, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến trong thời gian tới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()