Tiếp tục hỗ trợ phát triển nghề nuôi vịt truyền thống khu vực ĐBSCL
Ngày 18/4, tại tỉnh An Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị phát triển chăn nuôi thủy cầm bền vững ở khu vực Nam bộ. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của các tổ chứ FAO, các Bộ, ngành, các hiệp hội, các nhà quản lý công tác thú y ở các tỉnh, thành Nam bộ, các hộ chăn nuôi và các doanh nghiệp kinh doanh trứng và sản phẩm gia cầm trong khu vực. Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng hợp của các địa phương, đàn thủy cầm của cả nước đã tăng trưởng mạnh, từ trên 66,2 triệu con năm 2008 lên trên 72,5 triệu con vào năm 2011. Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đàn đã tăng từ trên 21,3 triệu con năm 2006 lên gần 31 triệu con vàon ăm 2011, tăng 12,4% so với năm 2010. Đàn thủy cầm của khu vực đã chiếm từ 41% so với tổng đàn thủy cầm của cả nước. Tuy có sự phát triển rất nhanh nhưng công tác quản lý loại hình chăn nuôi này vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều địa...
Ngày 18/4, tại tỉnh An Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị phát triển chăn nuôi thủy cầm bền vững ở khu vực Nam bộ. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của các tổ chứ FAO, các Bộ, ngành, các hiệp hội, các nhà quản lý công tác thú y ở các tỉnh, thành Nam bộ, các hộ chăn nuôi và các doanh nghiệp kinh doanh trứng và sản phẩm gia cầm trong khu vực.
Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng hợp của các địa phương, đàn thủy cầm của cả nước đã tăng trưởng mạnh, từ trên 66,2 triệu con năm 2008 lên trên 72,5 triệu con vào năm 2011. Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đàn đã tăng từ trên 21,3 triệu con năm 2006 lên gần 31 triệu con vàon ăm 2011, tăng 12,4% so với năm 2010. Đàn thủy cầm của khu vực đã chiếm từ 41% so với tổng đàn thủy cầm của cả nước.
Tuy có sự phát triển rất nhanh nhưng công tác quản lý loại hình chăn nuôi này vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều địa phương đã chuyển dịch phương thức nuôi như đổi mới chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và đã đạt được một số kết quả bước đầu, điển hình là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm, đặc biệt là cúm gia cầm vẫn còn lưu hành tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dẫn đến nhiều hộ nuôi vịt chạy đồng dè dặt trong việc tái đàn.
Số cơ sở ấp trứng giá cầm khu vực Nam bộ có tăng so với năm 2010, nhưng số lượng tăng cơ sở ấp trứng chỉ tập trung ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh và Vĩnh Long. Một số tỉnh trong vùng số cơ sở ấp trứng gia cầm giảm như tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Cà Mau, nhưng nhìn chung cơ sở ấp trứng với công nghệ ấp còn lạc hậu.
Ông NguyễnThanh Sơn, Phó Cục Trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng: Nghề chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm đặc biệt là chăn nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long là nghề chăn nuôi truyền thống và là nguồn thu nhập quan trọng của phần lớn nông dân. Tuy nhiên, chăn nuôi vịt chạy đồng không kiểm soát chặt chẽ là nguy cơ làm lây lan, phát tán mầm bệnh ra môi trường. Trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung để kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường để nghề nuôi vịt truyền thống ở khu vực dần đi vào sự ổn định.
Theo xu hướng trung hạn và dài hạn thì phương thức nuôi vịt chạy đồng vẫn tiếp tục tồn tại nhưng rất cần có những giải pháp về quản lý, kỹ thuật để hỗ trợ hộ chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo.Nguy cơ tái phát dịch bệnh trên đàn gia cầm trong thời gian tới rất lớn, nguy cơ bùng phát cao., vì vậy người chăn nuôi không được chủ quan lơ là. Còn các địa phương phải coi trọng công tác tiêm phòng.
Các địa phương cũng cần phải rà soát lại quy hoạch, công tác quản lý chăn nuôi, chăn nuôi nông hộ. Hướng phát triển nuôi vịt ở đồng xa, tiến tới nuôi vịt đồng gần và nuôi ở hộ gia đình. Xây dựng chuỗi giết mổ gia cầm. Hướng mở rộng xuất khẩu trứng vịt muối ra các thị trường các nước, vừa tiêu thụ sản phẩm giúp cho người nuôi gia tăng thu nhập từ nuôi gia cầm./
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()