LSO-Ngày 11/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam kêu gọi đồng bào điền chủ nông gia tham gia hợp tác xã nông nghiệp. Để phát huy vai trò, truyền thống của khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã và để động viên các tầng lớp xã hội trong việc xây dựng, phát triển hợp tác xã, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1268/QĐ-TTg quyết định về ngày hợp tác xã Việt Nam, theo đó hằng năm lấy ngày 11/4 là “Ngày Hợp tác xã Việt Nam”. Tại kỳ họp lần thứ 64, Đại Hội đồng Liên hợp quốc có Nghị quyết số 64, ngày 11/02/2010 quyết định lấy “năm 2012 làm Năm quốc tế về hợp tác xã”; kêu gọi tất cả các nước thành viên, các cơ quan, các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức hợp tác xã quốc gia, khu vực và trên thế giới cùng nhau hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện để các hợp tác xã phát triển....
LSO-Ngày 11/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam kêu gọi đồng bào điền chủ nông gia tham gia hợp tác xã nông nghiệp. Để phát huy vai trò, truyền thống của khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã và để động viên các tầng lớp xã hội trong việc xây dựng, phát triển hợp tác xã, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1268/QĐ-TTg quyết định về ngày hợp tác xã Việt Nam, theo đó hằng năm lấy ngày 11/4 là “Ngày Hợp tác xã Việt Nam”. Tại kỳ họp lần thứ 64, Đại Hội đồng Liên hợp quốc có Nghị quyết số 64, ngày 11/02/2010 quyết định lấy “năm 2012 làm Năm quốc tế về hợp tác xã”; kêu gọi tất cả các nước thành viên, các cơ quan, các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức hợp tác xã quốc gia, khu vực và trên thế giới cùng nhau hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện để các hợp tác xã phát triển. Đây là sự kiện quan trọng đối với phong trào hợp tác xã quốc tế và phong trào hợp tác xã Việt Nam, là dịp để thúc đẩy mạnh mẽ công tác tuyên truyền, tôn vinh các hợp tác xã nhằm nâng cao nhận thức trong xã hội về vai trò, vị thế, hình ảnh và những đóng góp của hợp tác xã trong sự phát triển kinh tế – xã hội, trong xây dựng cộng đồng phát triển và tiến bộ.
Hoạt động sản xuất vôi tại HTX vật liệu Na Hoa, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng – Ảnh: Đỗ Hoạt
Sau ngày hoà bình lập lại ở Miền Bắc, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã lãnh đạo phát triển kinh tế tập thể, phát triển phong trào xây dựng hợp tác xã trong toàn tỉnh. Cùng với kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể với hình thức là các hợp tác xã đã phát huy vai trò nòng cốt, chủ đạo trong nền kinh tế, góp phần quyết định trong sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành chức năng, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tạo điều kiện củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhất là trong việc hỗ trợ thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã. Nhờ vậy, kinh tế tập thể trên địa bàn mà nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác đã có những chuyển biến tích cực, có bước phát triển cả về số lượng với nhiều hình thức, cả về trình độ và quy mô. Hiệu quả kinh tế tập thể được nâng lên, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động, nhất là lao động tại khu vực nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh hiện nay còn nhiều mặt yếu kém: số hợp tác xã làm ăn có hiệu quả còn ít, quy mô hoạt động còn nhỏ bé; chưa có mô hình hợp tác xã tiên tiến; giá trị sản xuất của kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng thấp; các hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa chủ động mở rộng hình thức kinh doanh, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu. Từ thực tế trên, ngày 11/10/2011, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TU về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Để kinh tế tập thể của tỉnh, nhất là các hợp tác xã, tổ hợp tác trong các loại hình sản xuất, kinh doanh hoạt động ngày càng có hiệu quả, phát triển đúng theo định hướng của Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tuyên truyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TU, ngày 11/10/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.
2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, nhằm nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế nước ta; giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động, sáng tạo của các hợp tác xã, động viên phong trào thi đua xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác ở nước ta nói chung và của tỉnh nói riêng. Phát triển kinh tế tập thể, mà nòng cốt là phát triển hợp tác xã bền vững, bảo đảm hiệu quả kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo, gắn với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh.
3. Đổi mới tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các hợp tác xã, tổ hợp tác; khuyến khích mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp, các cơ sở khoa học – kỹ thuật nhằm gắn sản xuất với chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã tiếp cận với các hoạt động khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại… Xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã điển hình, tiên tiến để nhân rộng khắp địa bàn.
4. Hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các tổ hợp tác, tạo điều kiện để các tổ hợp tác liên kết hoặc chuyển thành hợp tác xã; tư vấn cho các tổ hợp tác lập dự án vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Phát triển đa dạng hóa các loại hình sản xuất và dịch vụ trong hợp tác xã, tổ hợp tác. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có điều kiện tích cực tham gia thành lập, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi khu vực. Triển khai lồng ghép nội dung, nhiệm vụ, cân đối các nguồn lực cho phát triển kinh tế tập thể trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh hằng năm.
5. Tăng cường và đổi mới hoạt động của Liên minh Hợp tác xã theo hướng tăng cường công tác tư vấn, trợ giúp và bảo vệ quyền lợi của thành viên, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức các hoạt động dịch vụ trong khu vực kinh tế tập thể; kiểm tra, đôn đốc và giúp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã. Làm tốt công tác vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể, tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của hợp tác xã, tổ hợp tác; tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các xã viên và người lao động trong các hợp tác xã, tổ hợp tác. Hỗ trợ, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và tổ chức sản xuất; tăng cường quảng bá, phát triển thương hiệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho các hợp tác xã, tổ hợp tác trong các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại của tỉnh.
Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền, sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của cán bộ, hội viên, xã viên và người lao động, chắc chắn kinh tế tập thể, các hợp tác xã, tổ hợp tác của tỉnh sẽ phát triển ngày một lớn mạnh và bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và xứng đáng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Phùng Thanh Kiểm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
Ý kiến ()