Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình Văn học - Nghệ thuật T.Ư Nguyễn Hồng Vinh cùng các thành viên trong hội đồng vừa có chuyến công tác, làm việc tại Ninh Bình về việc thực hiện Nghị quyết 23-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị và Kết quả thực hiện thông báo Kết luận 213-TB/T.Ư ngày 2-1-2009 của Ban Bí thư (khóa X), Chỉ thị số 46-CT/T.Ư ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư (khóa X).Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cùng đại diện các ban, ngành chức năng trong tỉnh đã báo cáo với đoàn. Ngay sau khi Nghị quyết 23-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới" và hai Thông báo, Chỉ thị nêu trên của Ban Bí thư T.Ư Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã có chương trình hành động về công tác văn học - nghệ thuật. Dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội VHNT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ văn...
Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình Văn học – Nghệ thuật T.Ư Nguyễn Hồng Vinh cùng các thành viên trong hội đồng vừa có chuyến công tác, làm việc tại Ninh Bình về việc thực hiện Nghị quyết 23-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị và Kết quả thực hiện thông báo Kết luận 213-TB/T.Ư ngày 2-1-2009 của Ban Bí thư (khóa X), Chỉ thị số 46-CT/T.Ư ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư (khóa X).
Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cùng đại diện các ban, ngành chức năng trong tỉnh đã báo cáo với đoàn.
Ngay sau khi Nghị quyết 23-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học – nghệ thuật trong thời kỳ mới” và hai Thông báo, Chỉ thị nêu trên của Ban Bí thư T.Ư Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã có chương trình hành động về công tác văn học – nghệ thuật. Dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội VHNT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ văn nghệ sĩ, những người sáng tác trẻ tại địa phương. Từ năm 2008 đến nay, đội ngũ văn nghệ sĩ trong tỉnh Ninh Bình đã xuất bản hàng trăm đầu sách trên các lĩnh vực văn, thơ, nghiên cứu sưu tầm, kịch bản sân khấu, được công chúng đánh giá cao. Hằng năm, tỉnh tổ chức lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư, tổ chức triển lãm di sản văn hóa thời Đinh – Lê. Từ năm 2008 đến nay, tạp chí Văn học – Nghệ thuật Ninh Bình đã đăng tải hàng trăm bài thơ, hàng chục truyện ngắn và các công trình lý luận văn học. Tỉnh đã có những chủ trương, định hướng và chính sách hỗ trợ cho đội ngũ văn nghệ sĩ cũng như cán bộ làm công tác văn học – nghệ thuật. Cụ thể là hỗ trợ kinh phí tăng thu nhập cho các văn nghệ sĩ, chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, xây dựng thư viện điện tử với 187 nghìn tài liệu toàn văn để các tầng lớp nhân dân truy cập. Cùng với việc xây dựng nếp sống lành mạnh tại các khu dân cư, tỉnh Ninh Bình chú trọng kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh văn hóa phẩm trên địa bàn.
Phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hồng Vinh nhấn mạnh: Tỉnh Ninh Bình cần phát huy lợi thế cơ bản của địa phương, đó là truyền thống văn hóa của vùng cố đô Hoa Lư, tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, các di tích thời Đinh – Lê. Tỉnh nên tiếp tục có chính sách đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực trẻ, nhất là các văn nghệ sĩ trẻ tại quê hương. Đối với các điểm văn hóa, Ninh Bình chú ý đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời xây dựng đề án để đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn học – nghệ thuật “có tâm và có tầm”…, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Theo Nhandan
Ý kiến ()