Những hạn chế, tồn tại trên là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của của một số cấp ủy đảng, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp chưa đầy đủ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa nhận thức sâu sắc về vị trí quan trọng của phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đòi hỏi phải có các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ và cụ thể. Trước tiên cần phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh định hướng tổ chức kinh doanh và đầu tư, giải quyết các khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các ngành chức năng của tỉnh thường xuyên quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trong nền kinh tế của tỉnh và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.
LSO-Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã xác định rõ quan điểm: “Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu và thương mại, dịch vụ, du lịch, xem đây là lĩnh vực mũi nhọn, là khâu đột phá trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh”.
Đưa đón các đoàn qua cửa khẩu Hữu Nghị
Nhận thức rõ quan điểm đúng đắn đó, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch và đạt được những kết quả quan trọng. Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định, một số lĩnh vực tăng trưởng khá cao, hoạt động trong lĩnh vực này đã phát huy được tiềm năng, lợi thế khẳng định vai trò là lĩnh vực kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân hàng năm đạt 12,7%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ, dịch vụ, du lịch tăng bình quân 28%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng 38,7%. Năm 2011 và 2 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển khá toàn diện; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) đạt 9,18%, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 2,34%, công nghiệp – xây dựng tăng 13,39%, dịch vụ tăng 11,61%, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp 39,97%, công nghiệp- xây dựng 20,46%, dịch vụ 39,57%, thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng. Đặc biệt, hệ thống các loại hình dịch vụ được mở rộng, năng lực vận tải hành khách công cộng được tăng cường, khối lượng hàng hóa và hành khách luân chuyển tăng trung bình hàng năm 8 – 9%, dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thực tiễn. Lượng khách du lịch đến Lạng Sơn năm 2011 đạt gần 2 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch tăng bình quân 20,43%; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng, hệ thống cơ sở lưu trú và các dịch vụ từng bước được nâng cấp, hoàn thiện, hoạt động tuyên truyền quảng bá và các sản phẩm của địa phương về du lịch ngày càng đa dạng, phong phú. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ, du lịch được quan tâm đầu tư phát triển, một số cơ sở trọng điểm đã phát huy được vai trò định hướng phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ văn minh và hiện đại.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, hệ thống giao thông, các khu vực kho, bãi, các cơ sở dịch vụ cửa khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Công tác đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch còn đầu tư dàn trải, không đồng bộ thiếu trọng điểm, lựa chọn dự án đầu tư không hợp lý, sử dụng không hiệu quả, các dự án có điều kiện phát triển trước chưa được quan tâm nâng cấp, mở rộng, do vậy chưa tạo được điểm nhấn là điều kiện để các loại hình khác phát triển, gây lãng phí về nguồn vốn đầu tư và tiềm năng phát triển của lĩnh vực dịch vụ. Trong hoạt động du lịch, công tác tuyên truyền về chính sách phát triển và quảng bá về du lịch của tỉnh chưa được thường xuyên, sâu rộng. Thế mạnh về du lịch cửa khẩu, du lịch tâm linh và bản sắc văn hóa của dân tộc Lạng Sơn chưa được khai thác có hiệu quả, công tác chỉ đạo điều hành triển khai quy hoạch, đề án, dự án về du lịch còn chậm, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn thấp kém và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác thu hút đầu tư phát triển và các hoạt động xúc tiến du lịch chưa đạt yêu cầu, chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp. Đặc biệt đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý Nhà nước và kinh doanh du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa chuyên sâu về trình độ đào tạo.
Những hạn chế, tồn tại trên là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của của một số cấp ủy đảng, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp chưa đầy đủ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa nhận thức sâu sắc về vị trí quan trọng của phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đòi hỏi phải có các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ và cụ thể. Trước tiên cần phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh định hướng tổ chức kinh doanh và đầu tư, giải quyết các khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các ngành chức năng của tỉnh thường xuyên quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trong nền kinh tế của tỉnh và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.
Mai Văn Hoa
Ý kiến ()