Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
LSO-Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ trương lớn của Bộ Chính trị. Sau hơn 2 năm triển khai, cuộc vận động đã trở thành phong trào rộng khắp, từng bước làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, góp phần nâng cao ý thức, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, giúp người tiêu dùng nhận thức đầy đủ hơn trong việc mua sắm hàng Việt, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Người dân mua hàng bình ổn giá tại siêu thị LasVilla thành phố Lạng Sơn - Ảnh: Thế BảoQua thời gian triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố và các ngành chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền phối hợp tập trung tuyên truyền theo hệ thống các tổ chức từ tỉnh đến cơ sở. Toàn tỉnh đã tổ chức được 9.456 cuộc tuyên truyền về cuộc vận động, thu hút 438.690 lượt người tham gia, đã đăng trên 250 tin, bài, ảnh; phát sóng trên 150 tin, bài, chuyên mục, phóng sự về cuộc...
Để khắc phục các mặt hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả Cuộc vận động trong thời gian tới, ngày 5/4/2012 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 37-CTr/TU về việc “Thực hiện Thông báo số 264-TB/TW của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và ngày 28/5/2012 Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch số 27/KH-UBND về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” yêu cầu các cấp ủy, chính quyền các ngành từ tỉnh đến cơ sở tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức và hành động, góp phần thực hiện tốt bốn nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường thuận lợi để sản xuất, kinh doanh phát triển, có các giải pháp, các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới bán lẻ, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa; có biện pháp quản lý hiệu quả việc nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài vào, để các mặt hàng trong nước có điều kiện cạnh tranh và đứng vững trên thị trường nội địa, xử lý nghiêm các trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng gây mất lòng tin trong nhân dân. Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh ngiệp tổ chức nhiều đợt đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh giúp cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được tiếp cận trực tiếp với hàng hóa Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân sử dụng nguồn ngân sách quốc gia theo hướng ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng sản xuất trong nước.
Đinh Văn Hảo
Ý kiến ()