Ngày 1-4, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã tổ chức sơ kết năm năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/T.Ư về Chiến lược Cải cách tư pháp (CCTP) đến năm 2020, với sự tham gia của hơn 80 đại biểu từ Ban chỉ đạo CCTP 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khu vực miền trung và Tây Nguyên, các chuyên gia cao cấp của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng T.Ư Đảng, đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).Dự và chủ trì Hội thảo, tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương đã đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan tư pháp Trung ương và địa phương trong năm năm đầu triển khai thực hiện và đưa Nghị quyết 49-NQ/T.Ư đi vào cuộc sống. Qua đó công tác tư pháp, xử lý tội phạm đã đạt nhiều kết quả cả về số vụ và chất lượng, hạn chế oan sai. Dựa trên Dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả sau năm năm thực hiện...
Ngày 1-4, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã tổ chức sơ kết năm năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/T.Ư về Chiến lược Cải cách tư pháp (CCTP) đến năm 2020, với sự tham gia của hơn 80 đại biểu từ Ban chỉ đạo CCTP 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khu vực miền trung và Tây Nguyên, các chuyên gia cao cấp của Văn phòng Quốc hội, Văn phòng T.Ư Đảng, đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Dự và chủ trì Hội thảo, tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng – Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương đã đánh giá cao những nỗ lực của các cơ quan tư pháp Trung ương và địa phương trong năm năm đầu triển khai thực hiện và đưa Nghị quyết 49-NQ/T.Ư đi vào cuộc sống. Qua đó công tác tư pháp, xử lý tội phạm đã đạt nhiều kết quả cả về số vụ và chất lượng, hạn chế oan sai.
Dựa trên Dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả sau năm năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/T.Ư của cả nước, tham luận của đại diện các địa phương và các chuyên gia cao cấp đã nêu lên những ưu điểm nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Nghị quyết ở các cơ quan Tư pháp Trung ương và tại các địa phương; đồng thời đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số yêu cầu để quá trình CCTP tiếp tục được đẩy mạnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Theo đó, Hội thảo cho rằng: Thực tiễn năm năm qua cho thấy, nơi nào các cấp ủy Đảng nhận thức đầy đủ, sâu sắc về yêu cầu, nội dung CCTP và lãnh đạo sát sao thì nơi đó công tác tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp; cải tiến chế độ tiền lương; tăng cường công tác đào tạo cán bộ tư pháp, tăng biên chế, nhất là đáp ứng cho khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa… là những yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay.
Theo Nhandan
Ý kiến ()