Tiếp tục củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Ô-xtrây-li-a
Nhận lời mời của Thủ tướng Ô-xtrây-li-a Tô-ni A-bót Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Ô-xtrây-li-a từ ngày 17-18/3/2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ô-xtrây-li-a Tô-ni A-bót gặp b ên lề |
Đây là lần thứ hai Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Ô-xtrây-Ii- a (chuyến thăm trước diễn ra trong năm 2008). Thời gian qua, quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam – Ô-xtrây-li-a phát triển tốt đẹp. Hai nước tiến hành nhiều cuộc trao đổi và tiếp xúc cấp cao, gần đây nhất là cuộc gặp giữa Thủ tướng Tô-ni A-bót và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bên lề Hội nghị APEC Bắc Kinh (11/2014). Hợp tác kinh tế phát triển mạnh, Ô-xtrây-li-a hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 và là đối tác đầu tư thứ 19 của Việt Nam. Hợp tác an ninh – quốc phòng phát triển ngày càng đa dạng. Việt Nam là một trong những nước nhận ODA lớn nhất của Ô- xtrây-li-a. Ô-xtrây-li-a là nước có nhiều sinh viên Việt Nam du học nhất.
Việt Nam và Ô-xtrây-li-a thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 26/02/1973 và tiến hành lập Đại sứ quán tại mỗi nước. Trong năm 2013, hai bên triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong chuyến thăm ô-xtrây-li-a của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (9/2009), hai bên nhất trí nâng quan hệ lên Đối tác Toàn diện. Quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam với Ô-xtrây-li-a gần đây tiếp tục phát triển thuận lợi trên hầu hết các lĩnh vực. Bạn tỏ rõ coi trọng quan hệ với Việt Nam. Năm 2013, hai bên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Về chính trị, hai bên tiếp tục duy trì các trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao. Gần đây, phía Việt Nam thăm Ô-xtrây-li-a có: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (4/2012), Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (3/2012), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (3/2013), Bộ trưởng Công Thuơng Vũ Huy Hoàng (4/2013), Bộ trưởng Bộ Tư pháp (4/2014), Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao (7/2014);
Phía Ô-xtrây-li-a thăm ta có: Chủ tịch Hạ viện An-na Bớc cơ (5/2013); Bộ trưởng Ngoại giao Giu-li Bi-sốp (2/2014) và Chủ tịch Hạ viện Brô-uyn Bi-sốp (9/2014); Tiếp xúc song phương có: Thủ tướng Tô-ni A-bốt gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bên lề Hội nghị Cấp cao APEC-2I tại Ba-li (10/2013) và APEC-22 tại Bắc Kinh (11/2014), gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề Hội nghị Cấp cao EAS tại Bru-nây (10/2013) và EAS tại Mi-an- ma (11/2014); BTNG Giu-li Bi-sốp gặp riêng với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bên lề AMM (9/8/2014 tại Mi-an-ma), và Thủ tướng Nguyễn Tần Dũng bên lề ASEM 10 (Mi-lan, 10/2014).
Các cơ chế hợp tác song phương được duy trì thường xuyên như: Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao-Quốc phòng (lần 3 vào 11/2014 tại Canberra), Đối thoại Nhân quyền (lần 11 vào 7/2014 tại Hà Nội), Tư vấn Lãnh sự (lần 10 vào 12/2014 lại Perth), Tham vấn cấp cao về viện trợ phát triển (3/2013), UB Hợp tác Kinh tế Thương mại -JTEC (11/2011).
Về thương mại, Việt Nam là bạn hàng thứ 15 của Ô-xlrây-li-a. Ô-xtrây-li-a là bạn hàng thứ 8 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước luôn tăng đều và khá cao, từ mức 32,3 triệu USD năm 1990 lên 5,1 tỷ USD năm 2013 và đạt xấp xỉ 6 tỷ USD năm 2014, (tỉ lệ tăng 10% liên lục trong 10 năm qua,Việt Nam luôn xuất siêu). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dầu thô, điện thoại và các loại linh kiện… Ô-xtrây-li-a chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường (tại HNCC ASEAN 14 tháng 3/2009).
Về đầu tư, tính đến nay, Ô-xtrây-li-a có 320 dự án dầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,651 tỷ USD, đúng thứ l9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án FDI của Ô-xtrây-li-a triển khai hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, giáo dục, công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp, thủy sản… Việt Nam hiện có 17 dự án đầu tư trực tiếp vào Ô-xtrây-li-a với tổng giá trị đạt 137 triệu USD, nổi bật là các dự án ở các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Về ODA, Ô-xtrây-li-a duy trì đều viện trợ ODA cho Việt Nam, đạt trên 130 triệu AUD/năm (đạt kỷ lục 150 triệu AUD năm 2012-2013). Trong năm tài khóa 2013-2014, ODA của Ô-xtrây-li-a cam kết dành cho việt Nam đạt mức trên 138,9 triệu AUD và kế hoạch năm 2014-2015 là 141,3 triệu AUD. Ô-xtrây-li-a viện trợ không hoàn lại cho ta 160 triệu AUD để xây cầu Cao Lãnh (lễ khởi công xây cầu diễn ra ngày 19/10/2013 và dự kiến hoàn thành 10/2017).
Về giáo dục-đào tạo, trong 40 năm qua Ô-xtrây-li-a đã cung cấp cho Việt Nam 4.000 học bổng các loại, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước nhận học bổng về kinh tế của Ô-xtrây-li-a. Ô-xtrây-li-a cam kết cung cấp 1380 suất học bổng trong giai đoạn 2012- 2015, trong đó có 272 suất học bổng dài hạn và 88 suất học bổng ngắn hạn trong năm 2013. Hiện có 30.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập tại Ô-xtrây-Ii-a. Nhiều trường Đại học của Việt Nam cỏ những chương trình liên kết đào tạo ở bậc đại học và sau đại học với các trường của Ô-xtrây-li-a. Hai nước đã ký Thoả thuận Hợp tác Giáo dục giai đoạn 2013-2018 (tháng 6/2013) và thành lập Nhóm Công tác chung Việt Nam – Ô-xtrây-li-a về giáo dục (2011).
Về hợp tác trên các lĩnh vực khác: hợp tác hai nước trên các lĩnh vực lao động, nông nghiệp, du lịch, giao lưu nhân dân đang phát triển tích cực.
Về lao động, kể từ cuối năm 2005 Việt Nam đã đưa được khoảng 1000 lao động sang làm việc tại Ô-xtrây-li-a trong các ngành dịch vụ (bán vé, bán hàng qua điện thoại, đầu bếp) và một số ngành kỹ thuật đòi hỏi tay nghề cao (thợ sơn, thợ hàn, lắp ráp ô tô…). Hiện hai bên đang xúc tiến việc ký kết Chương trình Lao động Kỳ nghỉ cho phép công dân Việt Nam sang Ô-xtrây-li-a du lịch kết hợp làm việc.
Về nông nghiệp, chủ yếu là một số lĩnh vực như cải thiện quản lý nhà nưởc, phát triển nông thôn, nâng cao sinh kế và phát triển nguồn nhân lực. Chương trình hỗ trợ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Về giao thông vận tải, Hai bên ký Hiệp định Vận chuyển Hàng không ngày 31/7/1995 vả MoU cam kết tăng cung tải và tự do hoá thương quyền tháng 1/2011. Hiện Vietnam Airlines có 7 chuyến bay/tuần đến Ô-xtrây-li-a; Jetstar của Ô-xtrây-li-a có 3 chuyến từ Xít-ni tới TP Hồ Chí Minh và đang chuẩn bị mở đường bay Hà Nội – Xít-ni. Ngoài ra, Chính phủ Ô-xtrây-li-a đồng tài trợ với ADB và Hàn Quốc 2 dự án: Đường hành lang ven biển phía Nam trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Ô-xtrây-li-a cùng ADB đã tài trợ 25 triệu USD từ năm 2008) và dự án Kết nối Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (Ô- xtrây-li-a tài trợ 160 triệu AUD xây dựng cầu Cao Lãnh từ 10/2010; lễ khởi công xây dựng cầu vào 19/10/2013).
Về công nghiệp, hợp tác được triển khai trên 5 ngành lớn: Tìm kiếm thăm dò dầu khí với 04 đối tác chính (Santos International Operation, Airow Global, Neon Energy và Origin Energy) theo phương thức hợp đồng chia lô sản phẩm; Mua bán than: Vinacomin xuất khẩu than vào Ô-xtrây-li-a (gần 131.000 tấn năm 2010, đạt gần 20 triệu USD nhưng đang giảm dần); ký MoU về nhập khẩu than cung cấp cho nhà máy điện với Hancock Coal và ký MoU về hợp tác khai thác than tại đồng bằng sông Hồng bằng kỹ thuật khí hóa than dưới lòng đất với Linc Energy; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí và Đào tạo.
Về du lịch, năm 2014 có 321.089 lượt khách Ô-xlrây-li-a đến Việt Nam, đứng thứ 8 trong top 10 thị trường gửi khách hàng đầu vào Việt Nam.
Về văn hóa, giao lưu nhân dân, Ô-xtrây-li-a ủng hộ công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hoá thế giới và tài trợ cho ta 10.000 USD xây dựng các biển chỉ dẫn tại Hoàng thành; đồng thời hỗ trợ Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Hai bên duy trì cơ chế trao đổi đoàn Hội đồng Giao lưu Chính trị thường niên giữa Đoàn Thanh niên Việt Nam và đại biểu thanh niên Ô-xtrây-li-a.
Cộng đồng Việt kiều đang sinh sống tại Ô-xtrây-li-a có số lượng khoảng 300.000 người (đứng thứ 5 trong số các cộng đồng sắc tộc gốc nước ngoài tại Ô-xtrây-li-a). Người Việt sống chủ yếu tại các bang Nam Úc, đông nhất là bang Niu Sao Uên (114.000 người) và bang Vic-to-ri-a (88.200 người). Lượng kiều hổi gửi về nước ngày càng tăng.
Hợp tác khu vực và quốc tế: Hai nước hợp tác tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, EAS, APHC, LHQ. Ta ủng hộ Ô-xtrây-Ii-a ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2013-2014. Ô-xtrây-li-a ủng hộ ta vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.
Chuyến thăm chính thức Ô-xtrây-li-a của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhằm tiếp tục củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác toàn diện với Ô-xtrây-li-a trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, đồng thời, mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu như nông nghiệp, giáo dục, khai khoáng, xây dựng, công nghiệp chế biến, tài chính, ngân hàng, dịch vụ; phát huy những thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển quan hệ với chính giới, nhân dân và cộng đồng người Việt ở hai nước.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()