Tiếp cận cách học thông qua chơi cho học sinh Việt Nam
Một dự án giáo dục triển khai trong giai đoạn 2019-2023 nhằm tập trung hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực, đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học và đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận “Học thông qua chơi” . Chương trình mang thông điệp ý nghĩa rằng, thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ nhỏ có thể học hỏi những điều thú vị và kết nối với môi trường chung quanh.
Chia sẻ thông tin về dự án “Học thông qua chơi”. (Ảnh: VVOB) |
Sức lan tỏa khi phù hợp với nhu cầu đào tạo
Trong hai ngày 15 và 16/12, Hội thảo giữa kỳ dự án “Lồng ghép các hoạt động “Học thông qua chơi” cho học sinh Việt Nam” (iPLAY) diễn ra tại Hà Nội. Chương trình do Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) phối hợp thực hiện cùng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Học thông qua chơi” – Một cách tiếp cận giáo dục kiểu mới trong giai đoạn hiện nay. (Ảnh: VVOB) |
Dự án tập trung vào hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực, đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học và đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận “Học thông qua chơi”. Chương trình mong muốn truyền tải ý nghĩa rằng thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ nhỏ có thể học hỏi những điều mới và kết nối với môi trường chung quanh.
Dự án được triển khai dự án tại 8 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Thái Nguyên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Có 122 lớp tập huấn trực tiếp và trực tuyến được tổ chức, biên soạn 2 tài liệu, tiếp cận 238 cán bộ sở/phòng giáo dục và đào tạo, và 6.420 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán. Tiếp đó, tổ chức các chuyến hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên tại một số trường tiểu học.
“Học thông qua chơi” triển khai dự án tại 8 tỉnh, thành phố: Hà Giang,Thái Nguyên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Có 122 lớp tập huấn trực tiếp và trực tuyến được tổ chức, biên soạn 2 tài liệu, tiếp cận 238 cán bộ sở/phòng giáo dục và đào tạo, và 6.420 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán.
Từ tháng 9 đến tháng 10/2022, VVOB tổ chức 3 khóa tập huấn “Học thông qua chơi” cho 626 cán bộ sở/phòng giáo dục và đào tạo của 55 tỉnh, thành phố ngoài dự án. Ngoài ra, từ tháng 10 đến nay, một số trường tiểu học tại 8 tỉnh, thành phố dự án đã tổ chức ngày hội “Học thông qua chơi”, mang lại cơ hội cho hơn 3.000 cha mẹ học sinh tìm hiểu.
Ông Đinh Văn Phương, chuyên viên Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo) đánh giá: “Chương trình được bắt đầu từ năm 2019 và triển khai đến 2023, qua thời gian thực hiện được đánh giá tương đối khả quan. Đặc biệt là các chương trình tập huấn được nhân rộng nhân rộng với các hình thức trực tiếp và trực tuyến, phù hợp với tính chất và điều kiện của nhiều địa phương”.
Nhìn lại thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 từ lớp 1, mang đến sự thay đổi căn bản đối với giáo dục, tập trung phát triển năng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh. Cột mốc này đánh dấu sự chuyển đổi từ chương trình giáo dục tập trung vào kiến thức sang chương trình giáo dục thực sự coi trọng sự phát triển toàn diện của người học “để chuẩn bị cho trẻ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội”.
Điều này đòi hỏi giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, định hướng và hỗ trợ để học sinh sinh phát triển được các năng lực và phẩm chất cần thiết, người học đóng vai trò chủ động và tích cực, tự chủ trong quá trình học tập của mình.
Mở rộng phạm vi tiếp cận
Giám đốc chương trình quốc gia VVOB tại Việt Nam Karolina Rutkowska chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: VVOB) |
Bà Karolina Rutkowska, Giám đốc chương trình quốc gia, Tổ chức VVOB tại Việt Nam, chia sẻ: “Với những ảnh hưởng và thách thức từ đại dịch Covid-19 trong thời gian qua, phần còn lại của chương trình sẽ có rất nhiều việc cần làm. Chúng tôi biết sự thay đổi sẽ diễn ra và mọi việc cần thời gian để thích nghi và triển khai nhưng có những thách thức thì cũng có cơ hội. Chúng tôi cùng với các đồng nghiệp đã nói về những ý tưởng trong việc dạy học cho trẻ nhỏ, những mong muốn của trẻ trong quá trình học hiện đại”.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Đinh Văn Phương chia sẻ rằng, Dự án iPLAY đã được thực hiện đúng thời điểm, góp phần vào việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng các nhu cầu đổi mới trong giáo dục, hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh.
Trong giai đoạn tiếp theo, chương trình sẽ cần tiếp tục cải thiện một số điểm, trong đó có hoàn thiện việc số hóa, từ đó đưa vào cơ sở dữ liệu ngành. Từ đây sẽ triển khai chương trình học trực tuyến một cách phù hợp nhất. Đại diện các Sở Giáo dục và Đào tạo tham gia tại hội thảo mong đợi dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học.
Qua các trò chơi, hoạt động nhóm tại hội thảo, các thầy, cô giáo, các nhà quản lý giáo dục cùng các chuyên gia trong và ngoài nước đã hiểu thêm về tính chất, đặc trưng của mỗi đơn vị. Từ đó, dự án sẽ xem xét điều chỉnh cách tiếp cận phù hợp nhất.
Đến cuối năm 2023, “Học thông qua chơi” dự kiến sẽ tiếp cận được hơn 14.000 trường tiểu học, 149.000 giáo viên, 681.000 học sinh, và 1.429.000 cha mẹ trên phạm vi toàn quốc, góp phần vào việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
VVOB giới thiệu các sản phẩm dự án nhằm hỗ trợ và khuyến khích áp dụng “Học thông qua chơi” tại nhà trường và gia đình. Đó là: Bộ tài liệu Hướng dẫn tổ chức “Học thông qua chơi” cấp tiểu học và Hướng dẫn Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về “Học thông qua chơi”, các video giới thiệu về “Học thông qua chơi”, áp-phích tuyên truyền về “Học thông qua chơi” dành cho cha mẹ, và các sản phẩm truyền thông khác.
Đến cuối năm 2023, “Học thông qua chơi” dự kiến sẽ tiếp cận được hơn 14.000 trường tiểu học, 149.000 giáo viên, 681.000 học sinh, và 1.429.000 cha mẹ trên phạm vi toàn quốc, góp phần vào việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong thời gian tới, VVOB sẽ ra mắt khóa học trực tuyến “Học thông qua chơi”.
VVOB (Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, vương quốc Bỉ) là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1982 và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1992, tập trung vào lĩnh vực giáo dục. Phương châm “Giáo dục vì sự phát triển” thể hiện mong muốn của VVOB trong việc góp phần tạo nên một thế giới công bằng hơn, mang lại nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người. Mục tiêu chính của VVOB là cải thiện chất lượng, hiệu suất và hiệu quả của giáo dục một cách bền vững tại các nước đang phát triển.
Ý kiến ()