Tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản
Đó là chủ đề của Ngày "Dân số thế giới 11-7" năm nay, với mục tiêu nhằm tăng cường các cam kết hướng tới tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) và đó cũng chính là Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ nhằm đạt được vào năm 2015.Theo bà Men-đép K.Ô.Bri-en, Quyền trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, lý do năm nay Liên hợp quốc chọn chủ đề này, bởi theo báo cáo, hiện nay tỷ lệ phụ nữ ở các nước đang phát triển được tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS còn hạn chế. Do đó, dẫn đến nhiều trường hợp tử vong do thiếu sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc không được tư vấn CSSKSS trong thời kỳ mang thai. Mỗi trường hợp mang thai đều tăng nguy cơ tử vong cho phụ nữ do những biến chứng của thai sản, và tỷ lệ tử vong đó đặc biệt cao trong nữ thanh niên và phụ nữ nghèo - đó là những người ít được tiếp cận tới các dịch vụ CSSKSS.Trong năm 2012, tại các nước đang phát triển,...
Theo bà Men-đép K.Ô.Bri-en, Quyền trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, lý do năm nay Liên hợp quốc chọn chủ đề này, bởi theo báo cáo, hiện nay tỷ lệ phụ nữ ở các nước đang phát triển được tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS còn hạn chế. Do đó, dẫn đến nhiều trường hợp tử vong do thiếu sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc không được tư vấn CSSKSS trong thời kỳ mang thai. Mỗi trường hợp mang thai đều tăng nguy cơ tử vong cho phụ nữ do những biến chứng của thai sản, và tỷ lệ tử vong đó đặc biệt cao trong nữ thanh niên và phụ nữ nghèo – đó là những người ít được tiếp cận tới các dịch vụ CSSKSS.
Trong năm 2012, tại các nước đang phát triển, ước tính có khoảng 358 triệu phụ nữ tử vong do những nguyên nhân liên quan mang thai; 10- 15 triệu phụ nữ phải gánh chịu các căn bệnh hoặc tàn tật nặng do biến chứng trong quá trình thai nghén và sinh nở; 15% số phụ nữ có thai trải qua một lần biến chứng có nguy cơ gây tử vong trong khi sinh nở. Hiện, có khoảng 215 triệu phụ nữ ở các nước đang phát triển muốn tránh thai, nhưng lại thiếu các phương tiện tránh thai hiện đại; gần một nửa số phụ nữ sinh con nhưng không có được sự trợ giúp của y tá, hộ sinh hoặc bác sĩ; có 19 triệu ca nạo phá thai không an toàn diễn ra hằng năm và có 104 triệu trường hợp trong số này mang thai ngoài ý muốn. Những trường hợp mang thai ngoài ý muốn này dẫn đến 40 triệu trường hợp nạo phá thai, 10 triệu trường hợp sảy thai và khoảng hai triệu trẻ sơ sinh qua đời trong vòng 24 giờ đầu tiên và có tới 2,6 triệu trường hợp thai chết lưu.
Còn tại Việt Nam, theo đồng chí Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Dân số (Bộ Y tế) cho biết, có thể nói công tác CSSKSS đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Sức khỏe bà mẹ và trẻ em đã được cải thiện rõ rệt trong 10 năm qua. Nhiều chỉ số về sức khỏe bà mẹ, trẻ em được cộng đồng quốc tế đánh giá tốt hơn các quốc gia có cùng mức thu nhập. Cụ thể, số tử vong mẹ đã giảm ba lần từ 233/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 1990 xuống còn 69/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2009. Cùng với việc giảm mạnh tử vong mẹ, tử vong trẻ em ở độ tuổi 1 – 5 tuổi cũng đã giảm nhanh chóng. Tỷ suất tử vong trẻ đã giảm gần hai phần ba từ 44,4 phần nghìn năm 1990 xuống còn 16 phần nghìn năm 2008. Tuy nhiên, mặc dù tử vong mẹ và trẻ em đã giảm, nhưng vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực, các vùng, miền; nhất là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khi mà tử vong sơ sinh vẫn còn khá cao, chiếm tới 70% số tử vong trẻ dưới một tuổi và 50% số tử vong trẻ dưới năm tuổi. Tại những vùng này, tiếp cận với dịch vụ CSSKSS trước, trong và sau khi sinh còn nhiều hạn chế, tình trạng sinh đẻ không có cán bộ y tế đỡ đẻ còn khá phổ biến…
Tăng cường sự tiếp cận, phổ cập tới các dịch vụ sức khỏe sinh sản, theo đại diện của Bộ Y tế, đây là một trong những vấn đề ưu tiên mang tính toàn cầu. Theo đó, khi mỗi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ CSSKSS thì đồng nghĩa với việc có thể phòng, chống được phần lớn các trường hợp tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Để đạt được điều này, cần phải tăng cường hệ thống y tế cung cấp dịch vụ KHHGĐ và triển khai hệ thống này một cách đồng bộ. Triển khai nhiều hoạt động CSSKSS hơn nữa tại những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để người dân nơi đây được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ này. Tuyên truyền cho người dân hiểu, cần phải thực hiện tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại nhằm hạn chế các trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Đẩy mạnh triển khai các mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”, “Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, sơ sinh” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những bệnh, tật của trẻ sơ sinh, nhằm nâng cao chất lượng giống nòi. Bên cạnh đó, chăm sóc các bà mẹ trong khi mang thai, đỡ đẻ an toàn, tiếp tục giảm mạnh tỷ lệ tử vong của mẹ và trẻ em, tiến tới đạt và vượt mức các Mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã ký kết cùng cộng đồng quốc tế.
Theo Nhandan
Ý kiến ()