Tiền trợ giúp chậm đến tay người nghèo
Nhằm phần nào giúp các hộ nghèo giảm bớt khó khăn, tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện việc trợ giúp tiền điện cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn. Theo đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tiếp nhận gần mười tỷ đồng vào nguồn quỹ trợ giúp lĩnh vực này. Qua hai lần xét duyệt, đã có gần 80 nghìn hộ dân trong diện được trợ giúp. Từ đầu tháng 5-2011, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai đã chuyển số tiền này về các xã để kịp thời chi trả trực tiếp cho từng hộ dân.Tuy nhiên, theo báo cáo của các cơ sở, đến ngày 9-5 mới chỉ có thị xã An Khê, huyện Đác Pơ và huyện Chư Prông triển khai việc trả tiền cho người dân. Còn lại 13 huyện khác trong tỉnh Gia Lai vẫn chưa thấy động tĩnh gì.Ông A Lưng, Chủ tịch UBND xã Gla (huyện Đác Đoa) cho biết: Xã tôi lập xong danh sách các hộ nghèo thuộc diện được hưởng chế độ trợ giá điện và đã gửi cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội...
Tuy nhiên, theo báo cáo của các cơ sở, đến ngày 9-5 mới chỉ có thị xã An Khê, huyện Đác Pơ và huyện Chư Prông triển khai việc trả tiền cho người dân. Còn lại 13 huyện khác trong tỉnh Gia Lai vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Ông A Lưng, Chủ tịch UBND xã Gla (huyện Đác Đoa) cho biết: Xã tôi lập xong danh sách các hộ nghèo thuộc diện được hưởng chế độ trợ giá điện và đã gửi cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Đác Đoa từ mười ngày nay. Nhưng sau đó huyện còn kiểm tra, xét đối tượng và chưa gửi văn bản về cơ sở, cho nên những hộ nghèo ở đây vẫn chưa nhận được tiền trợ giúp.
Qua tìm hiểu nhiều nơi khác ở tỉnh Gia Lai, chúng tôi thấy cũng nằm trong tình trạng như ở xã Gla. Hàng chục nghìn người dân nghèo cứ phải thấp thỏm chờ được nhận tiền trợ giúp vì các cơ quan chức năng chưa hoàn tất hồ sơ thủ tục hành chính.
Thiết nghĩ, chủ trương trợ giúp giá điện cho hộ nghèo là việc làm đúng đắn, hợp lòng dân, trong tình hình giá cả nhiều loại hàng hóa tăng. Mong những người có trách nhiệm ở các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Gia Lai tích cực hơn nữa việc triển khai trợ giúp tiền điện tới tay người nghèo để nhanh chóng giúp họ ổn định cuộc sống.
Dân tái định cư không có đất sản xuất
Khi xây dựng công trình Hồ chứa nước Tả Trạch và Thủy điện Bình Điền, 250 hộ dân ở xã Dương Hòa (Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế) đã được bố trí tái định cư tại xã Bình Thành (Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Cứ tưởng ở nơi tái định cư sẽ tốt hơn nơi ở cũ, nhưng năm năm qua, cuộc sống của người dân tái định cư lại khổ hơn nơi cũ vì không có đất sản xuất.
Ông Nguyễn Chua ở xã Bình Thành bức xúc nói: 'Sau khi tái định cư người dân không có đất sản xuất, cho nên hầu hết lao động của các hộ phải đi làm thuê, cuốc mớn để lo bữa ăn hằng ngày. Việc làm thuê cũng bấp bênh, thu nhập rất thấp, không đủ trang trải cuộc sống'. Tại xã Bình Thành có bốn khu tái định cư thì cả bốn khu này đều có tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Ông Nguyễn Văn Chức ở khu tái định cư thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành cho biết: Nơi ở cũ, người dân có vườn, có ruộng, trồng lúa, trồng rau; dù không giàu cũng lo đủ cho con ăn, học. Còn nơi tái định cư đường giao thông, trường học, điện, trạm y tế khá hơn mà vẫn canh cánh lo đói nghèo. Nhiều người ở các khu tái định cư trên địa bàn xã Bình Thành phải đi bộ về nơi ở cũ từ 3 km đến 5 km để trồng lúa, ngô lo lương thực bảo đảm cuộc sống do nơi ở mới không có đất sản xuất. Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thành Nguyễn Công Nhân cho biết: Bình Thành là xã vùng đồi, có 4.000 ha đất trồng rừng thì một số đơn vị đã sử dụng. Hiện tại, xã không còn quỹ đất sản xuất để phân bổ cho người dân tái định cư, dẫn đến đời sống của họ gặp khó khăn, nghèo khổ.
Người dân và cả chính quyền xã Bình Thành đã kiến nghị lên các cơ quan chức năng. Song, đến nay, các khu tái định cư vẫn chưa bố trí được đất sản xuất, làm cho người dân chưa an cư tại nơi ở mới. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế và các cơ quan có trách nhiệm cần quan tâm, không nên kéo dài tình trạng này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()