Tiến trình chuyển tiếp khó khăn ở Ai Cập
Người biểu tình Ai Cập đòi chính quyền quân sự chuyển giao quyền lực. Thảm kịch tại một trận bóng đá ở TP Pốt Xa-ít châm ngòi cho đợt bạo lực mới do xung đột ở Ai Cập. Hàng nghìn người dân nước này tiếp tục xuống đường đòi Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự.Cuộc bầu Thượng viện được xúc tiến để lập ra một QH mới nhằm soạn thảo Hiến pháp, dọn đường cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6 tới.Bạo lực tại Ai Cập bùng nổ trở lại ở Thủ đô Cai-rô làm ít nhất 13 người chết khi người dân biểu tình phản đối việc chính quyền không ngăn chặn bạo lực sau một trận bóng đá tại TP Pốt Xa-ít làm 74 người chết. Các cuộc xung đột kéo sang ngày thứ năm liên tiếp khi những người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh bảo vệ tổng hành dinh lực lượng cảnh sát ở Cai-rô, buộc hàng trăm cảnh sát chống bạo động phải dựng nhiều bức tường bê-tông, phong tỏa các con đường dẫn...
Người biểu tình Ai Cập đòi chính quyền quân sự chuyển giao quyền lực. |
Cuộc bầu Thượng viện được xúc tiến để lập ra một QH mới nhằm soạn thảo Hiến pháp, dọn đường cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6 tới.
Bạo lực tại Ai Cập bùng nổ trở lại ở Thủ đô Cai-rô làm ít nhất 13 người chết khi người dân biểu tình phản đối việc chính quyền không ngăn chặn bạo lực sau một trận bóng đá tại TP Pốt Xa-ít làm 74 người chết. Các cuộc xung đột kéo sang ngày thứ năm liên tiếp khi những người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh bảo vệ tổng hành dinh lực lượng cảnh sát ở Cai-rô, buộc hàng trăm cảnh sát chống bạo động phải dựng nhiều bức tường bê-tông, phong tỏa các con đường dẫn tới trụ sở Bộ Nội vụ. Nhiều thanh niên sử dụng đá và bom xăng tiến công lực lượng bảo vệ.
Tình hình Ai Cập kể từ sau cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Mu-ba-rắc vẫn chưa ổn định khi làn sóng biểu tình tiếp tục gia tăng nhằm phản đối sự cầm quyền của quân đội và đòi chính phủ tiến hành cải cách. Mặc dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lực lượng quân đội trong việc bảo đảm an ninh ở Ai Cập sau nhiều tháng biến động chính trị, song nhiều người dân nước này lại phản đối sự duy trì quyền lực quá lâu của quân đội. Những người biểu tình đã đổ về Quảng trường Ta-hơ-ria ở Thủ đô Cai-rô trong bối cảnh Ai Cập kỷ niệm một năm phong trào xuống đường lật đổ cựu Tổng thống H.Mu-ba-rắc. Người biểu tình đòi quân đội chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự và nhanh chóng xét xử cựu Tổng thống Mu-ba-rắc cùng những trợ lý của ông, thanh lọc các thiết chế nhà nước bị tham nhũng hoành hành và chấm dứt xét xử dân thường tại tòa án binh. Mặc dù SCAF cam kết trao quyền cho một tổng thống dân cử vào tháng 6 tới, song những người biểu tình cáo buộc quân đội đang tìm cách duy trì phần nào quyền kiểm soát Ai Cập sau thời điểm chuyển giao kể trên. Người biểu tình đòi tổ chức bầu cử tổng thống sớm để nhanh chóng thành lập một chính phủ dân sự.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp và sức ép của người biểu tình, chính quyền quân sự ở Ai Cập đã cho phép các ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử tổng thống đăng ký từ ngày 10-3 tới, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển tiếp ở nước này. Trong khi đó, cuộc bầu cử Thượng viện bắt đầu từ hôm 29-1 vừa qua tiếp tục diễn ra, với cuộc bầu cử bổ sung đợt một vào ngày 7-2. Theo Ủy ban bầu cử tối cao Ai Cập (SEC), trong đợt bầu cử này, cử tri bầu 90 trong tổng số 270 nghị sĩ của Thượng viện. Đợt hai diễn ra vào các ngày 14 và 15-2 để bầu 90 nghị sĩ và bầu bổ sung vào ngày 22-2 tới. Tổng thống chỉ định 90 thượng nghị sĩ còn lại. Sau cuộc bầu cử Hạ viện, cuộc bỏ phiếu bầu Thượng viện Ai Cập rất quan trọng nhằm thành lập QH để tiến hành soạn thảo Hiến pháp mới.
Nhằm xoa dịu sự phản đối của người dân, Chủ tịch SCAF H.Tan-ta-uy đã tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp được áp đặt ở Ai Cập 30 năm qua. Động thái này được Mỹ và một số nước phương Tây hoan nghênh, cho đây là một bước quan trọng tiến tới bình thường hóa đời sống chính trị ở Ai Cập. Tuy nhiên, một năm sau khi chế độ của ông Mu-ba-rắc bị lật đổ, Chính phủ Ai Cập vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn để chi trả cho thâm hụt ngân sách trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ giảm, đầu tư của các công ty trong và ngoài nước bị đình trệ.
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hạ viện, tổ chức Anh em Hồi giáo đưa ra những đề nghị về thay đổi mức thuế và tiến hành cải cách. Tổ chức này cam kết cải thiện đời sống dân nghèo, tham vấn các đảng khác trong QH, tiến hành vận động các doanh nhân, tuyên bố thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng và cam kết tôn trọng tài sản cá nhân, cũng như bảo vệ ngành du lịch, nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước Kim tự tháp. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, chính quyền Ai Cập đang đứng trước bộn bề công việc và phải đối mặt một số thách thức lớn trong tiến trình chuyển tiếp nhằm xây dựng lòng tin và ổn định tình hình chính trị, kinh tế nước này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()