Tiên phong trong thực hành “kinh tế tuần hoàn”
Vấn đề về bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững luôn được Vinamilk xem là chiến lược quan trọng. Vì vậy, trong nhiều năm qua, Vinamilk đã tiên phong thực hành “kinh tế tuần hoàn” với 3 định hướng chính:
Đó là, Giảm và sử dụng tối ưu lượng vật liệu sử dụng trong sản xuất; Nâng cấp và thay thế vật liệu thô bằng các vật liệu thân thiện với môi trường; và Tăng cường tái sử dụng, tái chế.
Các định hướng này cũng tương đồng với một khái niệm khá quen thuộc và phổ biến hiện nay trên thế giới đối với việc bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa là 3REs: Reduce, Reuse, Recycle (Giảm sử dụng – Tăng sử dụng lại – Tái chế).
Đây là xu hướng tất yếu nhằm hài hoà lợi ích kinh doanh, môi trường và trách nhiệm xã hội, giúp Vinamilk tiến gần hơn với mục tiêu đem lại ngày càng nhiều giá trị cho công đồng và đắp xây một tương lai bền vững.
1/ Giảm và sử dụng tối ưu lượng vật liệu sử dụng
– Triển khai việc giảm lượng bao bì nhựa (từ tháng 2/2019);
– Giảm lượng muỗng nhựa trong thùng sản phẩm Sữa chua ăn;
– Giảm ống hút sử dụng;
– Nghiên cứu các bao bì có thể mở và uống trực tiếp mà không cần ống hút;
– Loại bỏ lớp nhãn nhựa bọc trên nắp chai nước ICY
2/ Nâng cấp thay thế vật liệu bằng các vật liệu thân thiện môi trường
– Vinamilk đang nghiên cứu ứng dụng các vật liệu nhựa có khả năng phân hủy vi sinh toàn toàn ở điều kiện ủ thông thường (home compostable)
– Nghiên cứu ứng dụng các vật liệu thay thế nhựa thông thường ví dụ vật liệu có khả năng tái tạo như giấy; gỗ; vật liệu nhựa từ tinh bột.
3/ Tăng cường tái sử dụng, tái chế:
– Sử dụng bao bì giấy theo công nghệ Tetra Brick Aseptic; bao bì có thể tái chế toàn bộ và được chứng nhận FSC – chứng nhận sản phẩm mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội
– Hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới trong ngành bao bì; có giải pháp thu gom và tái chế bao bì phù hợp.
– Tăng cường tái chế nhựa trong sản xuất (tái chế chai nhựa hư hỏng về cảm quan trong SX) nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố ATVSTP.
Bảo vệ, sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên
Ý thức rằng bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng có những tác động đến môi trường xung quanh, Vinamilk luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và tìm cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng. Tất cả các giải pháp đều hướng đến mục đích chính: sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào (vật liệu, năng lượng, nguồn nước) và kiểm soát yếu tố đầu ra để giảm thiểu các tác động đến môi trường.
Cụ thể Vinamilk đã ứng dụng vòng tuần hòa xanh trong nông nghiệp (tại các trang trại chăn nuôi bò sữa) và trong sản xuất như ứng dụng năng lượng tái tạo biomass; vòng tuần hoàn nước trong sản xuất; ứng dụng công nghệ 4.0 để sử dụng hợp lý nguồn năng lượng và tài nguyên trong sản xuất và chăn nuôi.
Phát triển nông nghiệp bền vững cũng là mục tiêu Vinamilk hướng đến, báo cáo phát triển bền vững định kỳ được đảm bảo bởi các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới cho thấy các trang trại Vinamilk đã áp dụng hiệu quả hàng loạt công nghệ cao trong phát triển bền vững như:
– 100% trang trại đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo công nghệ yếm khí Biogas;
– 100% nước thải đầu ra được xử lý và tái sử dụng;
– Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên (hệ thống pin mặt trời tại Trang trại bò sữa Organic Đà Lạt
– Áp dụng công nghệ cao để sử dụng hiệu quả năng lượng: hệ thống điều khiển làm mát tự động, hệ thống đèn led giảm lượng điện tiêu thụ, hệ thống tái sử dụng nước trong chăn nuôi…
Tại các trang trại bò sữa hiện nay của Vinamilk:
– Không hóa chất trong thức ăn và thức uống của gia súc;
– Không sử dụng thuốc trừ sâu bọ, không dùng hóa chất để bón trên cánh đồng thức ăn thô xanh;
– Không được nuôi lớn đàn bò bằng kích thích tố tăng trưởng nhân tạo;
– Kiểm soát hàm lượng nitơ bón cho đất theo yêu cầu của tiêu chuẩn Organic – EU;
– Trồng luân canh để cải tạo đất ở các trang trại hữu cơ. Bên cạnh đó, Vinamilk còn tích cực trồng cây xanh, nhằm chống xói mòn đất, điều hòa mực nước ngầm. (Năm 2018, Trồng 64.000 cây xanh chống xói mòn và điều hòa mực nước ngầm).
Các nhà máy của Vinamilk: 13/13 nhà máy đều đạt các chứng nhận FSSC 22000, ISO 14001, ISO 50001, OHSAS 18001, Kiểm soát năng lượng chuẩn ISO 50001, Kiểm soát môi trường chuẩn ISO 14001. Tại các nhà máy hiện đại của Vinamilk, năng lượng xanh và năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng chính trong hoạt động sản xuất. Nhiên liệu Biomass từ vỏ trấu, xơ dừa, mùn cưa, dăm gỗ được chuyển thành năng lượng lò hơi phục vụ cho sản xuất – thân thiện với môi trường. Năng lượng Biomass chiếm 35% năng lượng sử dụng và tăng dần qua các năm (Vinamilk có 9 nhà máy đang sử dụng năng lượng từ Biomass).
Khác với nhiêu liệu hóa thạch (than, dầu) sản phẩm sau quá trình đốt nhiên liệu Biomass có thành phần chủ yếu chứa trong tro là Carbon dư, Silica, kim loại dạng vết… Các chất gây ô nhiễm như lưu huỳnh, nitơ tạo ra khí thải SOx và NOx hầu như không đáng kể.
Vinamilk khẳng định vai trò tiên phong trong việc giảm thiểu dấu chân carbon trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đồng hành cùng Chính phủ trong việc thực hiện “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” thông qua các hoạt động:
– Tiếp tục duy trì vai trò trung tâm của nguồn năng lượng từ hơi bão hòa và CNG trong hoạt động sản xuất, nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất.
– Ứng dụng công nghệ mới nhất của Nhật Bản đối với lò hơi sử dụng nhiên liệu Biomass, đảm bảo bụi sau khi qua hệ thống xử lý bụi đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường theo QCVN19:2009/BTNMT- Cột B Quy chuẩn Quốc gia về Khí thải công nghiệp bụi và các chất vô cơ.
Góp phần thay đổi nhận thức cộng đồng
Trong chiến lược phát triển, Vinamilk luôn kiên định với mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện duy trì tăng trưởng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh song song với việc tập trung phát triển con người, các hoạt động trách nhiệm xã hội hướng về cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Vinamilk còn là đơn vị triển khai chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và chương trình Sữa học đường quốc gia trên toàn quốc. Năm 2019 là năm thứ 7 trong hành trình đem màu xanh phủ dọc chiều dài đất nước, Vinamilk và “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” đã đưa tổng số cây đã trồng tại gần 20 tỉnh thành Việt Nam lên tới gần 700 ngàn cây xanh các loại với giá trị gần 9 tỷ đồng và đang từng bước tiến gần hơn đến mục tiêu 1 triệu cây xanh cho Việt Nam.
Đối với CB-CNV: bên cạnh việc thường xuyên kêu gọi tham gia hưởng ứng bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, phân loại rác thải, giảm tiêu dùng vật liệu nhựa, Công ty tổ chức Ngày hội môi trường “Đổi vỏ sữa lấy cây xanh và quà tặng từ Vinamilk” cũng đã thu hút rất nhiều người tham gia. Hoạt động sáng tạo này còn giúp mang đến thêm cây xanh cho mọi người và nâng cao ý thức cho chính các CB-CNV về bảo vệ môi trường.
Với những nỗ lực trong chiến lược phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, Vinamilk vinh dự là Doanh nghiệp 3 năm liên tiếp được bình chọn vào Top 10 doanh nghiệp bền vững.
Ý kiến ()