Tiền lương tối thiểu của người lao động mới chỉ bằng 60% mức sống tối thiểu
TS Phạm Quang Điều - Viện trưởng Công nhân Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, theo kết quả khảo sát tiền lương và mức sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) khu vực doanh nghiệp cho thấy, hiện nay tiền lương tối thiểu (TLTT) của NLĐ mới chỉ bằng 60% mức sống tối thiểu.TS Phạm Quang Điều - Viện trưởng Công nhân Công đoàn - Ảnh: THTheo nghiên cứu, việc điều chỉnh TLTT trong thời gian qua đã phần nào cải thiện đời sống của NLĐ, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, TLTT ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể là: Các doanh nghiệp Nhà nước đang có cơ chế trả lương riêng và đang bị gò bó bởi hệ thống thang, bảng lương rất phức tạp, một bộ phận lao động trong doanh nghiệp Nhà nước vẫn là viên chức. Trong khi đó, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân chỉ phải tuân thủ quy định về TLTT. Muốn trả cao hơn bao nhiêu là tùy thoả thuận của NLĐ và chủ doanh nghiệp.Ngoài ra vẫn chưa tách được TLTT khu vực doanh nghiệp...
TS Phạm Quang Điều – Viện trưởng Công nhân Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, theo kết quả khảo sát tiền lương và mức sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) khu vực doanh nghiệp cho thấy, hiện nay tiền lương tối thiểu (TLTT) của NLĐ mới chỉ bằng 60% mức sống tối thiểu.
TS Phạm Quang Điều – Viện trưởng Công nhân Công đoàn – Ảnh: TH |
Theo nghiên cứu, việc điều chỉnh TLTT trong thời gian qua đã phần nào cải thiện đời sống của NLĐ, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, TLTT ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể là: Các doanh nghiệp Nhà nước đang có cơ chế trả lương riêng và đang bị gò bó bởi hệ thống thang, bảng lương rất phức tạp, một bộ phận lao động trong doanh nghiệp Nhà nước vẫn là viên chức. Trong khi đó, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân chỉ phải tuân thủ quy định về TLTT. Muốn trả cao hơn bao nhiêu là tùy thoả thuận của NLĐ và chủ doanh nghiệp.
Ngoài ra vẫn chưa tách được TLTT khu vực doanh nghiệp (tự chủ trong tiền lương) với TLTT khu vực hành chính, sự nghiệp (do ngân sách chi trả) và các chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công. Chỉ một điều chỉnh nhỏ về TLTT chung đã dẫn đến khoản chi rất lớn về ngân sách; chưa thống nhất mức TLTT giữa các loại hình doanh nghiệp. Cùng một địa bàn, cùng một công việc và bỏ sức lao động ngang nhau nhưng NLĐ tại các doanh nghiệp FDI lại có mức TLTT cao hơn các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nhà nước có lương cao hơn doanh nghiệp ngoài nhà nước (năm 1993 mức TLTT của NLĐ tại FDI và doanh nghiệp trong nước chênh nhau đến 5 lần).
Song song đó, việc điều chỉnh TLTT chưa căn cứ vào mức sống tối thiểu mà chủ yếu căn cứ vào khả năng của ngân sách nhà nước. Khi điều chỉnh TLTT, các bộ ngành đã đề xuất với Chính phủ các phương án và mức điều chỉnh khác nhau, nhưng phương án lựa chọn thường ở mức thấp nhất. Vì vậy, sau nhiều lần điều chỉnh mức đã dẫn đến khoảng cách giữa TLTT và mức sống tối thiểu ngày càng rộng ra.
So với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, mức TLTT ở nước ta còn thấp, chỉ đạt khoảng 4.000 – 5.500 đồng/giờ (khoảng 0,2 – 0,275 USD/giờ); trong khi đó, TLTT của khối EU là 4,1 EUR/giờ (khoảng 5,33USD), gấp 20 lần ở Việt Nam; khu vực ASEAN là 15.200 đồng/giờ (khoảng 0,76 USD/giờ), gấp khoảng 3 lần ở Việt Nam.
Nghiên cứu cũng cho biết, có 35,6% số NLĐ được hỏi cho biết thu nhập không đủ chi tiêu; 44,7% phải chắt chiu, dành dụm và thật tiết kiệm mới đủ trang trải cuộc sống; 17,9% khẳng định tạm đủ trang trải cuộc sống gia đình; chỉ 1,9% cho biết đủ trang trải cuộc sống và có phần tích luỹ.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, Việc áp dụng TLTT chưa thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp. Ở doanh nghiệp nhà nước, NLĐ có thể có mức lương cao gấp nhiều lần so với các loại doanh nghiệp khác. Trên thực tế tiền lương của NLĐ trong các doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty có lợi thế có thể đạt tới 8 – 10 triệu đồng/tháng, gấp 3 – 4 lần so với nhóm doanh nghiệp không có lợi thế; nhóm ngân hàng, tài chính đạt 10,5 triệu đồng/tháng, cao gấp 4,32 lần nhóm không có lợi thế.
Theo TS Phạm Quang Điều, những kết quả trên là cơ sở để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ, các cơ quan chức năng trong việc điều chỉnh lương tối thiểu và cơ chế trả lương khu vực doanh nghiệp, góp phần ổn định cuộc sống NLĐ. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo xây dựng mối quan hệ LĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()