Sau phản ứng "đầy tức giận" từ phía I-xra-en trước bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma về chính sách của Oa-sinh-tơn đối với Trung Đông, người đứng đầu Nhà trắng đã có động thái "xoa dịu" đồng minh chiến lược.Trong bài phát biểu về Trung Đông, ông Ô-ba-ma kêu gọi lấy đường biên giới trước cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 làm cơ sở cho một thỏa thuận hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Nhưng chỉ vài ngày sau, tại Hội nghị chính sách của nhóm vận động hành lang thân I-xra-en ở Oa-sinh-tơn, chính Tổng thống Ô-ba-ma lại nói rằng, ông hy vọng việc trao đổi đất giữa I-xra-en và Pa-le-xtin sẽ tính tới 'thực tế dân cư' trên thực địa. Điều này có nghĩa là Oa-sinh-tơn lại bật đèn xanh cho I-xra-en giữ một số khu định cư Do Thái trên các vùng đất chiếm đóng, một yếu tố luôn bị Pa-le-xtin phản đối và là trở ngại lớn đối với các cuộc đàm phán hòa bình. Theo các nhà phân tích, việc ông Ô-ba-ma 'chọc giận', rồi lại lập tức 'xoa dịu' Ten A-víp cho thấy, Tổng thống Mỹ mặc dù tỏ ra 'thể...
Sau phản ứng “đầy tức giận” từ phía I-xra-en trước bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma về chính sách của Oa-sinh-tơn đối với Trung Đông, người đứng đầu Nhà trắng đã có động thái “xoa dịu” đồng minh chiến lược.
Trong bài phát biểu về Trung Đông, ông Ô-ba-ma kêu gọi lấy đường biên giới trước cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 làm cơ sở cho một thỏa thuận hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Nhưng chỉ vài ngày sau, tại Hội nghị chính sách của nhóm vận động hành lang thân I-xra-en ở Oa-sinh-tơn, chính Tổng thống Ô-ba-ma lại nói rằng, ông hy vọng việc trao đổi đất giữa I-xra-en và Pa-le-xtin sẽ tính tới 'thực tế dân cư' trên thực địa. Điều này có nghĩa là Oa-sinh-tơn lại bật đèn xanh cho I-xra-en giữ một số khu định cư Do Thái trên các vùng đất chiếm đóng, một yếu tố luôn bị Pa-le-xtin phản đối và là trở ngại lớn đối với các cuộc đàm phán hòa bình.
Theo các nhà phân tích, việc ông Ô-ba-ma 'chọc giận', rồi lại lập tức 'xoa dịu' Ten A-víp cho thấy, Tổng thống Mỹ mặc dù tỏ ra 'thể hiện nỗ lực' đóng vai trò trung gian 'vô tư' trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, nhưng ông lại không thể 'hy sinh' hay 'làm tổn thương' quan hệ với đồng minh chiến lược I-xra-en. Vậy, đó chẳng phải là thái độ 'tiền hậu bất nhất' trong quan điểm của Mỹ hay sao?
Theo Nhandan
Ý kiến ()