Tiền Giang mở rộng đào tạo nghề lao động nông thôn
Đồng Nai nâng cao hệ số sử dụng đất và thu nhập cho nông dân. Từ nguồn Quỹ khuyến công, đến nay tỉnh Tiền Giang đã triển khai 143 dự án hỗ trợ các cơ sở ngành nghề công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí hơn 8,5 tỷ đồng bao gồm hỗ trợ đầu tư và sau đầu tư, trình diễn kỹ thuật, đào tạo nghề, quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại... Trong đó, đã đào tạo và dạy nghề cho 5.150 lao động tại các địa bàn nông thôn. Qua khảo sát cho thấy, nguồn vốn hỗ trợ và hoạt động khuyến công tại tỉnh Tiền Giang phát huy tốt hiệu quả. Các cơ sở được nhận hỗ trợ ăn nên làm ra, nguồn vốn sản xuất, kinh doanh tăng bình quân hơn 60% so với trước khi được hỗ trợ, sản phẩm sản xuất tăng gần 53%, doanh thu tăng hơn 67%. Riêng các lao động được đào tạo nghề từ nguồn kinh phí khuyến công, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo chiếm đến hơn 90%, trong đó có hơn 60% lao động có việc làm gia công tại nhà tăng thêm...
Đồng Nai nâng cao hệ số sử dụng đất và thu nhập cho nông dân.
Từ nguồn Quỹ khuyến công, đến nay tỉnh Tiền Giang đã triển khai 143 dự án hỗ trợ các cơ sở ngành nghề công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí hơn 8,5 tỷ đồng bao gồm hỗ trợ đầu tư và sau đầu tư, trình diễn kỹ thuật, đào tạo nghề, quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại… Trong đó, đã đào tạo và dạy nghề cho 5.150 lao động tại các địa bàn nông thôn.
Qua khảo sát cho thấy, nguồn vốn hỗ trợ và hoạt động khuyến công tại tỉnh Tiền Giang phát huy tốt hiệu quả. Các cơ sở được nhận hỗ trợ ăn nên làm ra, nguồn vốn sản xuất, kinh doanh tăng bình quân hơn 60% so với trước khi được hỗ trợ, sản phẩm sản xuất tăng gần 53%, doanh thu tăng hơn 67%. Riêng các lao động được đào tạo nghề từ nguồn kinh phí khuyến công, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo chiếm đến hơn 90%, trong đó có hơn 60% lao động có việc làm gia công tại nhà tăng thêm thu nhập.
Từ nguồn vốn Quỹ khuyến công quốc gia, tỉnh Tiền Giang đã tập trung xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, tạo chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh cũng như tạo thêm nguồn hàng có giá trị xuất khẩu lớn. Đó là các mô hình trình diễn máy gặt đập liên hợp phục vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp, mô hình giết mổ gia cầm bán tự động, mô hình chế biến ghẹ xuất khẩu, mô hình trình diễn máy cấp đông siêu tốc… Nhờ đó, diện mạo nông nghiệp – nông thôn khởi sắc và chuyển dịch lao động từ nông nghiệp đơn thuần sang công nghiệp nông thôn đẩy mạnh, các làng nghề truyền thống ở Tiền Giang có thêm sức mạnh mới để phát triển căn cơ hơn.
* Ba năm trở lại đây, Đồng Nai khuyến khích nông dân trồng ngô vụ đông xuân trên những vùng đất trồng lúa chưa chủ động được nguồn nước, thay vì chỉ trồng vào hai vụ chính trong năm là vụ hè thu và vụ mùa.
Trung tâm khuyến nông Đồng Nai phối hợp các huyện, thị xã đã xây dựng hàng trăm mô hình trình diễn, tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân ở các vùng chuyên canh ngô của tỉnh là Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú kinh nghiệm trông ngô lai đông xuân. Nhờ đó, chỉ qua ba vụ sản xuất đạt hiệu quả khả quan, diện tích ngô lai vụ đông xuân năm nay của toàn tỉnh Đồng Nai đạt khoảng 8.800 ha với các giống chủ lực như CP888, LVN10, C919, NK67.
Hiện nay nông dân Đồng Nai đã bắt đầu thu hoạch đại trà ngô lai vụ đông xuân với năng suất bình quân khoảng hơn 10 tấn/ha. Một số câu lạc bộ năng suất cao ở huyện miền núi Xuân Lộc đã đạt năng suất từ 11 đến 12 tấn/ha. Đây là năng suất kỷ lục từ trước đến nay ở Đồng Nai. Với giá bán hiện tại từ 6.500 đến 7.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người trồng ngô lai còn thu lãi gần 50 triệu đồng/ha.
Đồng Nai là tỉnh có diện tích trông ngô lớn nhất các tỉnh Nam Bộ, với diện tích hằng năm khoảng 60 nghìn ha, chủ yếu trồng trong hai vụ hè thu và vụ mùa. Do chú trọng thâm canh và đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trồng ngô, năng suất bình quân đã đạt từ 6 đến 7 tấn/ha/vụ. Việc phát triển cây ngô vụ đông xuân đạt hiệu quả cao, nhất là trồng ngô trên diện tích đất trồng lúa chưa chủ động được nguồn nước đang mở ra triển vọng lớn cho nông dân trong tỉnh nâng cao hệ số sử dụng đất và mức thu nhập hằng năm.
Theo Nhandan

Ý kiến ()