Tiền Giang hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn
* Tuyên Quang đầu tư đào tạo nguồn nhân lực y tế Tỉnh Tiền Giang thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến công bằng hình thức hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng nông thôn. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 147 dự án cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, với tổng kinh phí hơn 14,73 tỷ đồng; đào tạo nghề cho 1.566 lao động nông thôn.Ngoài ra, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, đã hỗ trợ 66 dự án, với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Nhờ vậy, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được khôi phục và phát triển. Quy mô và hình thức sản xuất của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã chuyển biến, từ hộ gia đình trước đây sang cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã; nhiều cơ sở tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng đa...
* Tuyên Quang đầu tư đào tạo nguồn nhân lực y tế
Tỉnh Tiền Giang thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến công bằng hình thức hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng nông thôn. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 147 dự án cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, với tổng kinh phí hơn 14,73 tỷ đồng; đào tạo nghề cho 1.566 lao động nông thôn.
Ngoài ra, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, đã hỗ trợ 66 dự án, với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng cho các cơ sở công nghiệp nông thôn. Nhờ vậy, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được khôi phục và phát triển. Quy mô và hình thức sản xuất của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã chuyển biến, từ hộ gia đình trước đây sang cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã; nhiều cơ sở tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng đa dạng theo nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, thu hút và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng chục nghìn lao động, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Tỉnh Tiền Giang hiện có gần 8.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm cho 60.844 lao động nông thôn.
Để thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, trong thời gian tới, tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp mang tính đột phá như: Khuyến khích hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp; quan tâm hỗ trợ đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; triển khai ứng dụng các mô hình chuyển giao công nghệ, trình diễn kỹ thuật đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên cơ sở liên kết với các trường, các viện nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tỉnh Tuyên Quang đầu tư hơn 20 tỷ đồng để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế đến năm 2015. Để đạt mục tiêu đến năm 2015, tỉnh có tỷ lệ bảy bác sĩ và 0,6 dược sĩ đại học trên 10 nghìn dân, tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 39 bác sĩ chuyên tu, hơn 115 bác sĩ đa khoa chính quy và hơn 50 dược sĩ đại học. Đối với hệ đào tạo cử nhân, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo cho ít nhất 122 cử nhân điều dưỡng, tám cử nhân nữ hộ sinh, 28 cử nhân kỹ thuật viên. Đối với hệ đào tạo sau đại học, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí đào tạo cho bốn tiến sĩ y học, 22 thạc sĩ y học, hơn 120 bác sĩ chuyên khoa (cấp 1, 2) và chín dược sĩ chuyên khoa (cấp 1, 2). Trong tổng số hơn 20 tỷ đồng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ y tế của tỉnh, có hơn chín tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, số còn lại là ngân sách của trung ương và nguồn kinh phí đóng góp của người đi học.
Theo Nhandan
Ý kiến ()