Tiền Giang: Giúp nông dân tháo gỡ khó khăn khi sản xuất theo tiêu chí GAP
Theo ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, tỉnh đang có nhiều biện pháp tích cực giúp nông dân tham gia sản xuất nông sản theo tiêu chí GAP (Global GAP, Viet GAP...) tháo gỡ khó khăn như: đẩy mạnh việc liên kết “bốn nhà”, sản xuất nông sản theo hợp đồng bao tiêu với các doanh nghiệp...Hiện nay, nông dân tham gia sản xuất nông sản theo tiêu chí GAP trên địa bàn tỉnh đang chịu thiệt thòi vì đầu tư lớn, công phu, trình độ kỹ thuật cao hơn để sản phẩm tốt hơn, sạch và an toàn hơn nhưng sản phẩm lại chỉ bán bằng với giá sản phẩm thường, Trước mắt, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục duy trì, hướng dẫn nông dân thông qua các tổ hợp tác và hợp tác xã về qui trình sản xuất nông sản theo tiêu chí GAP, khi kết nối được với các doanh nghiệp sẽ tiến hành chứng nhận và nhân rộng xây dựng vùng chuyên canh. Bên cạnh đó, địa phương cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương điều...
Theo ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, tỉnh đang có nhiều biện pháp tích cực giúp nông dân tham gia sản xuất nông sản theo tiêu chí GAP (Global GAP, Viet GAP…) tháo gỡ khó khăn như: đẩy mạnh việc liên kết “bốn nhà”, sản xuất nông sản theo hợp đồng bao tiêu với các doanh nghiệp…
Hiện nay, nông dân tham gia sản xuất nông sản theo tiêu chí GAP trên địa bàn tỉnh đang chịu thiệt thòi vì đầu tư lớn, công phu, trình độ kỹ thuật cao hơn để sản phẩm tốt hơn, sạch và an toàn hơn nhưng sản phẩm lại chỉ bán bằng với giá sản phẩm thường,
Trước mắt, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục duy trì, hướng dẫn nông dân thông qua các tổ hợp tác và hợp tác xã về qui trình sản xuất nông sản theo tiêu chí GAP, khi kết nối được với các doanh nghiệp sẽ tiến hành chứng nhận và nhân rộng xây dựng vùng chuyên canh. Bên cạnh đó, địa phương cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách mới về phát triển sản xuất theo hướng GAP phù hợp với tình hình thực tế như: đề xuất Chính phủ hỗ trợ 50% phí tái chứng nhận để giúp người sản xuất tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư, đồng thời tạo được nguồn vốn tích lũy để phát triển sản xuất GAP ổn định và bền vững. Tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý các đơn vị tổ chức đánh giá, chứng nhận tiêu chuẩn GAP vì hiện nay, các đơn vị này định ra mức phí quá cao, chưa có sự quản lý của cơ quan chuyên môn; kiến nghị nâng thời gian tái chứng nhận Viet GAP, Global GAP từ 1 năm lên 2 năm.
Tiền Giang là tỉnh đi đầu trong việc tổ chức sản xuất nông sản theo hướng GAP, với nhiều sản phẩm chủ lực đã được công nhận như: lúa gạo Mỹ Thành (Cai Lậy) và vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Châu Thành) đạt Global GAP; cá tra đạt tiêu chí SQF; các sản phẩm đạt tiêu chí Viet GAP gồm: dứa Tân Lập (Tân Phước), nhãn tiêu da bò Nhị Quí (Cai Lậy), chôm chôm Tân Phong (Cai Lậy), xơ ri Gò Công, thanh long Chợ Gạo, xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè).
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cũng thừa nhận việc sản xuất theo qui trình GAP tốn nhiều chi phí và công sức hơn bình thường, trong khi trên thị trường vẫn “đánh đồng” về chất lượng và “cào bằng” về giá giữa nông sản thường và nông sản GAP. Ngoài ra, chi phí tái chứng nhận cao, giá bán sản phẩm GAP thấp nên nông dân không mặn mà. Nhiều nông hộ sau một thời gian gắn bó với chương trình GAP đã quay trở lại phương pháp canh tác truyền thống.
Dù việc thực hiện liên kết “4 nhà” trong tiêu thụ nông sản hàng hóa còn nhiều khó khăn nhưng đến nay, 14 Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa của xã viên thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp. Bài học kinh nghiệm và cách làm của các Hợp tác xã tiên phong này sẽ là hạt nhân thúc đẩy chương trình sản xuất theo hướng GAP của tỉnh tháo gỡ vướng mắc, sớm đi đến thành công.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()