LSO-Với mục tiêu để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết và ổn định nền kinh tế, hiện nay các cấp, ngành trong tỉnh đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh giai đoạn 2011-2015. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần VTNN phát huy hiệu quả sau khi chuyển đổiTrước năm 2000, tỉnh Lạng Sơn có 57 doanh nghiệp do nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, đến nay Lạng Sơn đã cơ bản thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước theo các hình thức như sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình thành các Công ty TNHH Một thành viên, cổ phần hóa… theo đúng...
LSO-Với mục tiêu để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết và ổn định nền kinh tế, hiện nay các cấp, ngành trong tỉnh đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh giai đoạn 2011-2015.
Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần VTNN
phát huy hiệu quả sau khi chuyển đổi
Trước năm 2000, tỉnh Lạng Sơn có 57 doanh nghiệp do nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, đến nay Lạng Sơn đã cơ bản thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước theo các hình thức như sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình thành các Công ty TNHH Một thành viên, cổ phần hóa… theo đúng tiến độ, phương án sắp xếp, chuyển đổi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh, hiện nay toàn tỉnh còn 6 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi; xổ số kiến thiết; lâm nghiệp; đăng kiểm xe cơ giới; đầu tư phát triển nhà và đô thị. Còn 3 doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước và 4 doanh nghiệp có vốn góp nhà nước dưới 50%. Trong đó Công ty sản xuất và Thương mại, vốn nhà nước chiếm 0,97% vốn điều lệ và Công ty Cổ phần xây dựng Thủy lợi I, vốn nhà nước chiếm 10% vốn điều lệ đã thực hiện thoái hết phần vốn nhà nước trong năm 2012. Thực tế cho thấy, việc tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp sắp xếp, chuyển đổi theo mô hình mới đã tạo được những bước chuyển tích cực, nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp. Vốn và tài sản luôn được bảo tồn, không bị tổn thất, các khoản nợ phải trả không nhiều, đều trong giới hạn kiểm soát và không bị mất khả năng thanh toán. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chính, không có sự đầu tư dàn trải ra ngoài ngành như chứng khoán, bất động sản…Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi vẫn còn những tồn tại như việc các Công ty cổ phần chưa khai thác, tận dụng hết được tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên đất đai và tài sản hiện có; việc thực thi của một số cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách, chế độ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp chưa kịp thời, dẫn tới nhiều lúc doanh nghiệp phải chờ đợi, bỏ lỡ cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vẫn còn những công ty lợi nhuận thấp, lợi tức chi trả cho cổ đông thấp hơn lãi suất ngân hàng, thậm chí có nguy cơ mất vốn. Điển hình như Công ty Cổ phần Xi măng, nhà nước nắm giữ 43,54% vốn điều lệ, tương ứng với hơn 25,4 tỷ đồng. Tuy nhiên do tình hình kinh tế suy thoái, giá cả vật liệu khó khăn, cạnh tranh gay gắt trên thị trường dẫn tới sản xuất, kinh doanh không hiệu quả. Công ty này đã thua lỗ trong 3 năm liên tiếp, trong đó chỉ tính riêng trong 2 năm 2010-2011 đã thua lỗ hơn 7,3 tỷ đồng. Cũng tương tự, Công ty Cổ phần Du lịch và Xuất nhập khẩu có số vốn nhà nước trên 14,7 tỷ đồng, chiếm 49,99% vốn điều lệ, do còn nhiều tồn tại về tài chính chưa xử lý dứt điểm; dự án đầu tư tòa nhà thương mại Bắc Sơn bắt đầu khai thác, kinh doanh từ năm 2011 không phát huy được hiệu quả và vẫn thua lỗ. UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý chủ trương cho phép doanh nghiệp này bán đấu giá tòa nhà thương mại Bắc Sơn để trả nợ. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước khối lâm trường còn để xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, chưa ký hợp đồng thuê đất, hiệu quả sử dụng đất chưa cao…
Thực trạng trên đòi hỏi phải tiếp tục tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Ông Lê Minh Thanh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó trưởng ban Thường trực đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp của tỉnh cho biết: hiện nay ngành đã cơ bản hoàn thiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh giai đoạn 2011-2015 để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Theo đó, xác định số lượng, danh sách cụ thể các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp cổ phần hóa mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và nhóm các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài không có khả năng khắc phục. Kèm theo đó là các nhóm giải pháp thực hiện, đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ, công ích thiết yếu cho xã hội…làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()