Thượng viện Mỹ bác dự luật trần nợ của Hạ viện
Theo Tân hoa xã, chưa đầy hai giờ sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trần nợ, Thượng viện Mỹ tối 29/7 đã bỏ phiếu bác bỏ dự luật do Chủ tịch Hạ viện John Boehner đề xuất nhằm tránh nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng vỡ nợ.Với tỷ lệ 59 phiếu chống và 41 phiếu thuận, dự luật này đã bị bác bỏ. Phần lớn các thành viên của Thượng viện cho rằng kế hoạch hai bước này của Hạ viện sẽ gây phương hại cho việc hồi phục kinh tế mong manh của nước Mỹ khi nó đòi hỏi một cuộc tranh luận về giới hạn nợ đầy gian nan vào đầu năm tới.Lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ, Harry Reid nói ông hy vọng lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ, Mitch McConnell, sẽ giúp tìm ra một thỏa thuận cuối cùng trước ngày 2/8 tới. Việc Thượng viện Mỹ bác bỏ dự luật nâng trần nợ công của Hạ viện Mỹ là không bất ngờ, bởi trước khi dự luật này được chuyển lên Thượng viện các thượng nghị...
Theo Tân hoa xã, chưa đầy hai giờ sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trần nợ , Thượng viện Mỹ tối 29/7 đã bỏ phiếu bác bỏ dự luật do Chủ tịch Hạ viện John Boehner đề xuất nhằm tránh nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng vỡ nợ.
Với tỷ lệ 59 phiếu chống và 41 phiếu thuận, dự luật này đã bị bác bỏ.
Phần lớn các thành viên của Thượng viện cho rằng kế hoạch hai bước này của Hạ viện sẽ gây phương hại cho việc hồi phục kinh tế mong manh của nước Mỹ khi nó đòi hỏi một cuộc tranh luận về giới hạn nợ đầy gian nan vào đầu năm tới.
Lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ, Harry Reid nói ông hy vọng lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ, Mitch McConnell, sẽ giúp tìm ra một thỏa thuận cuối cùng trước ngày 2/8 tới.
Việc Thượng viện Mỹ bác bỏ dự luật nâng trần nợ công của Hạ viện Mỹ là không bất ngờ, bởi trước khi dự luật này được chuyển lên Thượng viện các thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ đã tuyên bố sẽ bác bỏ dự luật.
Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố từ trước rằng dự luật do Đảng Cộng hòa đưa ra sẽ không có cơ hội trở thành luật.
Tính đến ngày 16/5 vừa qua, tổng nợ công của Mỹ đã chạm mức tối đa 14.294 tỷ USD, tương đương gần 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bộ Tài chính Mỹ đã phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để giúp chính quyền Obama vận hành bình thường đến ngày 2/8 tới. Sau thời hạn đó, nếu Hạ viện không ủng hộ phá ngưỡng trần nợ, Bộ Tài chính không thể phát hành thêm trái phiếu và khi đó Chính phủ Mỹ sẽ lâm vào cảnh vỡ nợ.
Lãnh đạo các doanh nghiệp và tài chính cảnh báo vỡ nợ sẽ gây ra những dư chấn to lớn đối với nền kinh tế Mỹ vốn vẫn đang trong quá trình phục hồi mong manh sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008. Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã kêu gọi cả hai đảng cần có sự nhượng bộ lẫn nhau vì thời gian đang sắp hết, đồng thời khẳng định lại việc ông phản đối đưa ra một dự luật nâng trần nợ trong ngắn hạn.
Theo VietnamPlus
Ý kiến ()