Thương mại của Ðức tăng trưởng trở lại
Một quầy bán quần áo của người Việt tại "chợ trời" ở Đức. Ông An-tơn Buê-nơ, Chủ tịch Hiệp hội bán buôn, ngoại thương và dịch vụ Đức (BGA) nhận xét, "kịch bản" về thương mại của Đức đang thu được kết quả khả quan, trong bối cảnh kinh tế khu vực EU phục hồi yếu. Giá trị xuất khẩu của Đức trong năm 2012 dự kiến tăng 6%, lên 1.124 tỷ ơ-rô và nhập khẩu cũng tăng 7%, lên 965 tỷ ơ-rô.Theo BGA, năm 2011, giá trị xuất khẩu của Đức sang Hy Lạp và I-ta-li-a đã giảm 13% và 10%, trong khi đối với các nước bắc và trung Âu tiếp tục duy trì ổn định, nhưng với Tây Ban Nha lại tăng 2%. Mặc dù khủng hoảng nợ và hoạt động kinh tế ảm đạm, các công ty Đức trong ba tháng đầu năm 2012 vẫn xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn dự kiến. Trước hết là tới các nước Nhóm BRICS gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cũng như các nước có mức tăng trưởng kinh tế mạnh ở châu Á. Nhóm các nước đang phát triển này trở thành động...
Một quầy bán quần áo của người Việt tại “chợ trời” ở Đức. |
Theo BGA, năm 2011, giá trị xuất khẩu của Đức sang Hy Lạp và I-ta-li-a đã giảm 13% và 10%, trong khi đối với các nước bắc và trung Âu tiếp tục duy trì ổn định, nhưng với Tây Ban Nha lại tăng 2%. Mặc dù khủng hoảng nợ và hoạt động kinh tế ảm đạm, các công ty Đức trong ba tháng đầu năm 2012 vẫn xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn dự kiến. Trước hết là tới các nước Nhóm BRICS gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi cũng như các nước có mức tăng trưởng kinh tế mạnh ở châu Á. Nhóm các nước đang phát triển này trở thành động lực thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế Đức. Ông A. Buê-nơ cho biết: “Chúng tôi là những người được hưởng lợi lớn nhất từ sự tăng trưởng bùng nổ ở châu Á”. Kể từ đầu năm nay, thương mại của công ty Đức với các nước còn lại của thế giới vẫn tiếp tục phát triển. Tháng 2-2012, xuất khẩu hàng hóa của Đức đã tăng 1,6% so với tháng 1. Với đà này, năm nay, trao đổi ngoại thương Đức có khả năng phá vỡ kỷ lục hai nghìn tỷ ơ-rô. Riêng trong tháng 2-2012, các doanh nghiệp Đức đã xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài trị giá 91,3 tỷ ơ-rô, trong khi nhập khẩu tăng 3,9%, chủ yếu do giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao và nhu cầu tiêu thụ năng lượng nhiều trong những tháng mùa đông lạnh giá.
Hiệp hội BGA tin rằng, cơ hội và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Đức đang “nằm” ở châu Á, Mỹ la-tinh, Trung Đông. Sự phát triển của kinh tế Đức ngày càng phụ thuộc vào các đối tác thương mại nằm ngoài khu vực đồng ơ-rô. Mặc dù cho đến nay, các nước láng giềng châu Âu vẫn là những đối tác thương mại lớn của Đức. Tăng trưởng xuất khẩu góp phần cải thiện toàn bộ nền kinh tế Đức và có thể giúp nền kinh tế lớn nhất EU này tránh rơi vào suy thoái kinh tế.
Theo đánh giá của Liên hiệp châu Âu (EU), Trung Quốc có thể là đối tác tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của châu Âu trong năm nay. Đại diện EU ở Bắc Kinh Mác-cớt E-đơ-rơ nhận xét: Có dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của EU trong năm 2012 và từ lâu, EU đã trở thành nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Trung Quốc. Hiện nay, Chính phủ Bắc Kinh đang tìm cách tăng việc đáp ứng nhu cầu trong nước để ít phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Thủ tướng Đức A.Méc-ken, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh rằng, sự ổn định kinh tế ở EU sẽ giúp cho kinh tế Trung Quốc phát triển. Theo một báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), khủng hoảng nợ ở khu vực đồng ơ-rô sẽ đe dọa tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay. Qua đó, Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ trở thành mục tiêu quan trọng nhất của hàng hóa xuất khẩu châu Âu. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra dự đoán, các nước Nhóm BRICS đang có sự phát triển tích cực. Các chỉ số kinh tế của nhóm này trong thời gian đầu năm 2012 báo hiệu một giai đoạn phục hồi kinh tế mới. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, đối với từng quốc gia riêng biệt ở EU thì các đối tác nội khối vẫn là bạn hàng quan trọng nhất. Thí dụ, Pháp trước sau vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức trong khối EU.
Theo Nhandan
Ý kiến ()