Thước đo "hạnh phúc" ở trường
Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều trường học trên cả nước.
Học sinh Trường mầm non Ngọc Lan, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng với giờ học trải nghiệm dưới sân trường. (Ảnh: Anh Đào) |
Theo UNESCO, trường học hạnh phúc là nơi có các mối quan hệ con người tích cực, có phương pháp dạy và học phù hợp, có môi trường học tập an toàn và thân thiện.
Hiểu theo cách chung nhất, trường học hạnh phúc là môi trường chú trọng giảng dạy không chỉ giới hạn ở những điều học sinh cần và thiếu, mà còn phải hỗ trợ các em phát huy tối đa mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm hăng say học tập, sức khỏe thể chất và tinh thần.
Trường học hạnh phúc là nơi có các mối quan hệ con người tích cực, có phương pháp dạy và học phù hợp, có môi trường học tập an toàn và thân thiện.
UNESCO
Ngoài ra, trường học hạnh phúc có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh.
Hiểu theo cách chung nhất, trường học hạnh phúc là môi trường chú trọng giảng dạy không chỉ giới hạn ở những điều học sinh cần và thiếu, mà còn phải hỗ trợ các em phát huy tối đa mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm hăng say học tập, sức khỏe thể chất và tinh thần.
Ngoài ra, trường học hạnh phúc có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình “Trường học hạnh phúc” được nhiều đơn vị giáo dục triển khai. Điển hình là Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Trường mầm non 24B, Trường tiểu học Triệu Thị Trinh, Trường THCS Linh Đông… và bước đầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực, được học sinh, phụ huynh ủng hộ.
Từ thực tiễn các trường này cho thấy, khi thực hiện “Trường học hạnh phúc” sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người học, người quản lý, nhất là nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho học sinh, giáo viên mỗi ngày đến trường sẽ hạnh phúc hơn.
Tuy nhiên, hiện ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chưa đưa ra một quy chuẩn cụ thể nào để các trường học làm căn cứ triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc”, khiến cho các trường lúng túng khi thực hiện. Khắc phục vấn đề này, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc”. Đây sẽ là tiền đề cho các trường thực hiện, là “thước đo” đánh giá mức độ hạnh phúc của mỗi trường học.
Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên ba tiêu chí lớn: Tiêu chí về môi trường nhà trường (gồm các tiêu chí thành phần: trường có cơ sở vật chất, trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn; quy tắc ứng xử trường học; bảo đảm sức khỏe thể chất, tinh thần; tôn trọng sự khác biệt; thân thiện; cơ hội để phát triển); Tiêu chí về dạy học và hoạt động giáo dục nhà trường (tiêu chí thành phần: tích cực học tập nâng cao năng lực chuyên môn; lắng nghe, thấu hiểu, đối thoại tích cực; chuyển đổi số giáo dục; tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống…); Tiêu chí về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường (như giáo viên làm gương cho học sinh; giáo viên và học sinh hợp tác chia sẻ, phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh; quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc…).
Các tiêu chí trên chỉ là căn cứ để các trường làm cơ sở thực hiện. Còn muốn xây dựng được một “Trường học hạnh phúc”, trước tiên, mỗi nhà trường cần phải xây dựng được những giờ học hạnh phúc, những lớp học hạnh phúc.
Quan trọng hơn, phải tạo được cảm hứng cho học sinh mỗi khi đến trường, không mang nỗi lo áp lực học tập, mà thay vào đó các em cảm thấy thoải mái, thích thú và hứng thú với chuyện học.
Nhà trường phải lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động giáo dục, đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện, xây nên những ngôi trường mà ở đó có tình yêu thương, niềm vui giữa thầy trò, bè bạn dành cho nhau…
Đó mới là những điều mà một ngôi trường hạnh phúc cần “xây”, cũng chính là chúng ta đang cùng nhau xây dựng những ngôi trường có tinh thần nhân văn, khai phóng, giúp mỗi học sinh tương lai trở thành những công dân có đạo đức, giỏi chuyên môn, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Tạo dựng ngôi trường hạnh phúc không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, của ngành giáo dục mà cần có sự chung tay của mỗi học sinh, mỗi gia đình và toàn xã hội, bởi “Trường học hạnh phúc” cũng sẽ góp phần tạo dựng nên xã hội hạnh phúc, làm cho mỗi gia đình hạnh phúc hơn.
Ý kiến ()