LSO- Trong những năm qua, các chương trình vốn ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo hiệu quả ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những tồn tại, khó khăn, gây nên tình trạng nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay vốn. Hiện, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đang tập trung các giải pháp xử lý nợ, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế trong nhân dân.Ngân hàng CSXH họp thường kỳ Ban đại diện HĐQT quý II/2011 tập trung bàn về giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình tín dụngNgân hàng Chính sách thực hiện cho vay các chương trình tín dụng vốn chủ yếu thông qua ủy thác các tổ chức chính trị xã hội, với dư nợ uỷ thác luôn chiếm trên 98% tổng dư nợ các chương trình vốn hàng năm. Thực hiện các công đoạn uỷ thác, các tổ chức hội, nhất là...
LSO- Trong những năm qua, các chương trình vốn ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo hiệu quả ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những tồn tại, khó khăn, gây nên tình trạng nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay vốn. Hiện, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đang tập trung các giải pháp xử lý nợ, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế trong nhân dân.
Ngân hàng CSXH họp thường kỳ Ban đại diện HĐQT quý II/2011 tập trung bàn về giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng
Ngân hàng Chính sách thực hiện cho vay các chương trình tín dụng vốn chủ yếu thông qua ủy thác các tổ chức chính trị xã hội, với dư nợ uỷ thác luôn chiếm trên 98% tổng dư nợ các chương trình vốn hàng năm. Thực hiện các công đoạn uỷ thác, các tổ chức hội, nhất là các tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn, bản đã góp phần cùng với ngân hàng tuyên truyền, đưa chính sách vốn kịp thời đến người dân, tạo điều kiện giải ngân cho vay thuận lợi và theo dõi quá trình sử dụng vốn, thu lãi, thu nợ… Từ đó, các hội đã giúp Ngân hàng nắm tình hình sử dụng vốn, quản lý nguồn vốn đầu tư trong phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương. Song, trong quá trình thực hiện, một số tổ chức hội chưa thực sự quan tâm đến các chương trình vốn, các tổ tiết kiệm và vay vốn ở một số địa phương hoạt động còn yếu kém, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm… dẫn đến tình trạng tồn đọng vốn, nợ quá hạn, thu lãi không đạt và nợ xâm tiêu. Hiện nay, tại một số địa phương nợ chây ỳ, nợ khó đòi có xu hướng tăng như huyện Bắc Sơn, Văn Quan, thành phố Lạng Sơn, nợ xâm tiêu và tồn lãi đến vài tháng chưa giải quyết được như ở huyện Chi Lăng… Tính đến cuối tháng 6 năm 2011, nợ quá hạn đã lên tới 9,6 tỷ đồng, tăng 2,2 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2010, trong đó nhiều nhất là chương trình cho vay hộ nghèo 3,969 tỷ đồng, giải quyết việc làm 2,610 tỷ đồng và xuất khẩu lao động gần 2 tỷ đồng.
Trước thực trạng đó, Ngân hàng chính sách đã tập trung các giải pháp nhằm xử lý nợ quá hạn, nợ xâm tiêu và coi đây là một nhiệm vụ bức thiết trong những tháng cuối năm. Ngân hàng đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội từ cấp tỉnh đến huyện, xã để đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về các chương trình vốn, kiện toàn lại các tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời tiếp tục tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn cho các tổ… Công tác rà soát, kiểm tra, đối chiếu sổ sách các hộ vay vốn cũng được thực hiện nghiêm túc ở các cơ sở, các tổ tiết kiệm. Từ đó, đánh giá lại các khoản nợ đến hạn, nguyên nhân nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thu hồi đối với từng khoản nợ, từng chương trình vay. Ngân hàng cũng đang phối hợp tích cực với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn để thực hiện việc xử lý thu hồi vốn đối với các trường hợp vay ké, chây ỳ, chiếm dụng vốn và đặc biệt là kiên quyết xử lý thu hồi các khoản nợ xâm tiêu. Riêng chương trình cho vay xuất khẩu lao động, ngân hàng tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các đơn vị liên quan xử lý theo quy định. Mặt khác, đối với những chương trình cho vay không hiệu quả, không giải ngân được như chương trình xuất khẩu lao động, Ngân hàng có giải pháp xin điều chuyển vốn sang cho vay các chương trình khác nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất.
Để phấn đấu giảm nợ quá hạn, nâng cao tỷ lệ thu lãi hàng tháng, ngân hàng luôn quan tâm, duy trì tốt lịch giao dịch tại xã. Sau buổi giao dịch, đại diện Ngân hàng, chính quyền địa phương, các tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ tổ chức họp để cùng giải quyết ngay những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện các chương trình vốn. Qua đó, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo trong dân.
Lâm Như
Ý kiến ()