Thực trạng phát triển công nghiệp hậu cần Hàn Quốc
Bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu, Hàn Quốc vẫn gia tăng mạnh mẽ kim ngạch xuất nhập khẩu và cải thiện thứ hạng về qui mô thương mại. Năm 2010, Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 7 về thương mại thế giới. Có được thành tựu này một phần nhờ sự đóng góp của ngành công nghiệp hậu cần Hàn Quốc. Hậu cần Hàn Quốc luôn là tâm điểm chú ý của thế giới bởi do vị trí địa lý của Hàn Quốc nằm giữa 2 quốc gia lớn là Trung Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc chịu sự tác động mạnh của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Những thế mạnh của ngành hậu cần Hàn Quốc, đó là:Thứ nhất, thị trường châu Á là thị trường đang phát triển và tăng trưởng chủ yếu theo xu hướng sản xuất và xuất khẩu. Sản xuất và lắp ráp đang chuyển dịch từ các nước phương Tây sang các nước châu Á. Những yếu tố này tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành hậu cần Hàn Quốc.Thứ hai, đa số các chức năng hậu cần cơ bản của Hàn Quốc chủ yếu tập...
Bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu, Hàn Quốc vẫn gia tăng mạnh mẽ kim ngạch xuất nhập khẩu và cải thiện thứ hạng về qui mô thương mại. Năm 2010, Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 7 về thương mại thế giới. Có được thành tựu này một phần nhờ sự đóng góp của ngành công nghiệp hậu cần Hàn Quốc.
Hậu cần Hàn Quốc luôn là tâm điểm chú ý của thế giới bởi do vị trí địa lý của Hàn Quốc nằm giữa 2 quốc gia lớn là Trung Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc chịu sự tác động mạnh của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Những thế mạnh của ngành hậu cần Hàn Quốc, đó là:
Thứ nhất , thị trường châu Á là thị trường đang phát triển và tăng trưởng chủ yếu theo xu hướng sản xuất và xuất khẩu. Sản xuất và lắp ráp đang chuyển dịch từ các nước phương Tây sang các nước châu Á. Những yếu tố này tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành hậu cần Hàn Quốc.
Thứ hai, đa số các chức năng hậu cần cơ bản của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào các nguồn lực bên ngoài (outbounded sources).
Thứ ba,sự mở cửa kinh tế của Trung Quốc dẫn tới tăng nhanh khối lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước khác, trong đó có Hàn Quốc.
Thứ tư,cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Hàn Quốc (đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển) đang ngày càng được phát triển.
Hàn Quốc vẫn giữ vị trí quyền lực thế giới trong sản xuất ô tô, tàu thuyền, sắt thép, vải… và được ghi nhận rõ nét trong tiến bộ phát triển công nghệ thông tin như máy bán dẫn, vi tính, di động….Những thành tựu này cùng với vai trò dẫn đầu thế giới trong phát triển cơ sở hạ tầng thông tin đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho ngành công nghiệp hậu cần Hàn Quốc.
Năm 2010, công nghiệp hậu cần Hàn Quốc tăng trưởng mạnh. Theo đánh giá của Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc KCCI (Korea Chamber of Commerce and Industry), công nghiệp hậu cần Hàn Quốc tăng trưởng 12% (2010) so với mức tăng 3% (2009). Họat động kinh doanh trong công nghiệp vận chuyển đường biển đạt bước tăng trưởng nhảy vọt sau ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hỏang kinh tế toàn cầu 2008. Sự phát triển trong công nghệ vận chuyển đường biển góp phần làm giảm chi phí hậu cần cũng như giảm thời gian chất, dỡ hàng hóa.
Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) vào ngành hậu cần. Từ năm 2004, FDI trong ngành dịch vụ hậu cần Hàn Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, khối lượng vận chuyển hàng hóa của ngành hậu cần bên 3 (3PL) của Hàn Quốc thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, chiếm khoảng 46,3% (2008) thấp hơn nhiều so với của Mỹ (75%) và của châu Âu (90%). Nguyên nhân của mức sử dụng hậu cần bên 3 thấp ở Hàn Quốc là do cả từ phía cung và phía cầu. Nguyên nhân từ phía cung là do sự thiếu vắng, khan hiếm các công ty chuyên môn và đáng tin cậy bởi phần lớn các công ty hậu cần đều nhỏ và cung cấp các dịch vụ phân phối giản đơn. Các hoạt động kinh doanh có qui mô vừa và nhỏ của Hàn Quốc ít có thông tin và nhận thức không đẩy đủ về hậu cần bên 3. Nhiều họat động kinh doanh nhỏ muốn tự mình thực hiện các dịch vụ giao thông vận chuyển, thậm chí khi muốn thuê ngoài nhưng do khối lượng kinh doanh nhỏ, khó có thể tìm kiếm được sự hợp tác của các công ty hậu cần chuyên môn . Nguyên nhân từ phía cầu là do các họat động kinh doanh lớn và các công ty hậu cần nhỏ cảm thấy không cần thiết dịch vụ hậu cần thuê ngoài (outsourcing logistics).Hàn Quốc rất quan tâm đến chi phí hậu cần. Các doanh nghiệp thúc đẩy tính cạnh tranh thị trường nhờ việc giảm chi phí hậu cần, do đó giảm được tổng chi phí hàng hoá và dịch vụ. Năm 2008, c hi phí hậu cần của Hàn Quốc chiếm 16% GDP so với Mỹ (9,5% GDP); Nhật Bản (11% GDP); Trung Quốc (21,6% GDP) và Việt Nam (25% GDP). Nếu xét về chỉ số phát triển hậu cần (Logistics Performance Index – LPI) dựa trên các tiêu chí bao gồm thủ tục hải quan, chi phí hậu cần, chất lượng hạ tầng cơ sở, Ngân hàng thế giới WB xếp Hàn Quốc ở vị trí thứ 25/150 so với Nhật Bản ở vị trí thứ 6 và Đài Loan (Trung Quốc) ở vị trí thứ 21.
Do mức chi phí hậu cần tăng cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành hậu cần Hàn Quốc, dẫn đến mức chi phí phân phối hàng hóa trong nước cũng tăng cao. Những giải pháp được chính phủ Hàn Quốc tập trung ưu tiên nhằm nâng cấp ngành hậu cần là tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông: cảng biển, đường sắt, đường bộ; xây dựng các cảng trung chuyển hàng hóa ở các tỉnh thành địa phương; thiết lập các mạng lưới thông tin hậu cần liên kết từng được ứng dụng công nghệ tiến tiến của nước ngòai. Đóng góp của ngành công nghiệp hậu cần đối với nền kinh tế Hàn Quốc ngày càng tăng, qui mô của các công ty hậu cần nội địa cũng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, hạn chế của ngành công nghiệp hậu cần Hàn Quốc là không nâng cấp được nhiều tính hiệu quả do xu hướng thiên về xây dựng cơ sở hạ tầng cứng. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu, song ngành công nghiệp hậu cần Hàn Quốc vẫn đang phải đối diện với những khó khăn:
Thứ nhất , tính không hiệu qủa trong hệ thống hậu cần.Các phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị hậu cần chưa được kịp thời thay thế, đổi mới và thiếu vắng mạng lưới liên kết chặt chẽ với các phương tiện vận chuyển. Sự trợ giúp không đầy đủ của chính phủ dẫn đến khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng hậu cần thấp. Hậu quả dẫn đến cản trở sự nâng cấp hệ thống hậu cần liên kết. Bên cạnh đó, mối liên kết nghèo nàn giữa các cơ sở hạ tầng hậu cần đã dẫn đến làm chậm tiến độ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và làm suy giảm tính hiệu quả trong hệ thống hậu cần quốc gia.
Thứ hai, hạn chế trong họat động hậu cần liên kết. Báo cáo tổng quan của Bộ xây dựng và giao thông vận tải Hàn Quốc đánh giá 97,8% các công ty hậu cần có nhu cầu đối với họat động hậu cần liên kết, nhưng trên thực tế chỉ có 11,1% sử dụng dịch vụ này. Hơn nữa, việc thiếu cơ chế thống nhất trong phương tiện vận chuyển hậu cần, trang thiết bị, công nghệ đã làm chậm trễ họat động tiêu chuẩn hóa. Ví dụ, các công ty nội địa Hàn Quốc chỉ sử dụng 40% nệm rơm sẽ khó có thể cung cấp dịch vụ xếp, bốc dỡ hàng hóa và dịch vụ kho chứa đạt hiệu quả.
Thứ ba , thiếu mạng lưới thông tin hậu cần hoàn thiện.Nhiều cơ quan, tổ chức của chính phủ, bao gồm Bộ xây dựng và giao thông vận tải, Bộ thương mại, công nghiệp và năng lượng, Bộ thủy hải sản và Dịch vụ thuế quan Hàn Quốc đều có mạng lưới thông tin của riêng mình. Tuy nhiên, các mạng lưới này khó liên lạc với nhau và những thông tin cũng không đầy đủ. Chính phủ Hàn Quốc cố gắng liên kết các mạng lưới nhưng tiến độ vẫn chậm do sự thiếu thống nhất giữa các cơ quan chính phủ. Hạn chế khác nữa của ngành công nghiệp hậu cần Hàn Quốc là không nâng cấp được nhiều tính hiệu quả do xu hướng thiên về xây dựng cơ sở hạ tầng cứng.
Thứ tư, thiếu sót khác nữa liên quan đến số liệu thống kê. Các họat động dịch vụ hậu cần đơn giản như giao thông vận tải, kho chứa và bốc dỡ hàng hóa được cụ thể hóa bởi rất nhiều các số liệu đa dạng khác nhau, khó có thể tổng hợp, thu nhập tất cả. Thậm chí nếu như các số liệu thu thập được chính xác và hiệu quả thì cũng chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp, các số liệu này không được xem là số liệu thống kê của ngành công nghiệp hậu cần mà là số liệu thống kê của ngành giao thông vận tải.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()